Top 12 Đặc sản nổi tiếng của đất Hưng Yên
- Bắc Giang có đặc sản gì? 15 đặc sản Bắc Giang mua làm quà
- Quảng Ngãi có đặc sản gì? 15 đặc sản Quãng Ngãi mua làm quà
- Top 6 địa chỉ bán đặc sản Đà Lạt ngon nhất và được nhiều người lựa chọn tại TPHCM
- Top 10 đặc sản Long An ngon nhất không thể bỏ qua
- Top 7 Quán ăn ngon và chất lượng nhất tại huyện Di Linh, Lâm Đồng
“Mời anh về thăm quê tôi…
Bên dòng sông Hồng phù sa đỏ mịn…
Rặng nhãn bờ đê tắm mình trong nắng…
Nghe vang nhịp chèo câu hát à ơi…”
Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến’ – chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta phong cho Hưng Yên cái tên như vậy. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa lâu đời mà còn nổi tiếng bởi những món đặc sản từ dân dã đến công phu ‘tiến vua’. Mời bạn cùng Emvaobep.com tìm hiểu về những đặc sản vùng đất Hưng Yên!
https://www.youtube.com/watch?v=a2DqdnvnofM
Bạn Đang Xem: Top 12 Đặc sản nổi tiếng của đất Hưng Yên
Nhãn lồng
Hưng Yên được mệnh danh kinh đô của các loại nhãn, với những trái nhãn lồng có vị ngon bậc nhất ít nơi sánh bằng. Tương truyền xa xưa ở chùa Hiến thuộc tỉnh Hưng Yên, có một cây nhãn xum xuê cành lá, năm nào cũng sai quả mã đẹp khác thường, được người dân gọi là nhãn tổ. Cây nhãn này đã được hơn 300 tuổi, quả tròn, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt đượm, hương thơm mát quả to. Hiện nay, loại nhãn này cũng được nhân giống và trồng phổ biến ở một số vùng khác trong tỉnh.
Long nhãn được làm ra từ loại nhãn lồng Hưng Yên có cùi dày và được sấy khô bằng lò thủ công theo đúng quy trình và đảm bảo chất lượng mang đến cho long nhãn hương vị thơm ngon, ngọt ngào và giòn giòn mới lạ. Long nhãn là món quà quê giản dị nhưng đầy ý nghĩa, có thể dùng làm quà biếu hoặc đem ra thưởng thức những ngày đặc biệt. Đây là một món ăn ngon, hơn thế, nó được sấy khô bằng phương pháp thủ công nên độ ẩm vừa phải, có thể để được lâu hơn so với các loại sản phẩm khác. Long nhãn tốt thường không cần sử dụng chất bảo quản, vì thế khi mua hàng, các bạn cần chú ý lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm lâu năm để có thể mua được long nhãn tốt nhất, an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe cho những người thân trong gia đình
Giá tham khảo: 50.000đ – 70.000đ/kg
Tương Bần
Tương Bần nổi tiếng được sản xuất tại Thị trấn Bần Yên Nhân thuộc huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Đây là một món ăn dân gian, truyền thống của người Việt Nam cũng là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hưng Yên này. Cách làm tương Bần khá cầu kì, đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo mới tạo ra được nước tương ngon, hấp dẫn.
Tương Bần có màu vàng sẫm như mật ong, hoặc màu cánh gián, rót ra sánh đặc có mùi thơm. Nước tương có vị bùi, béo, đậm, ngọt mặn và để được lâu. Tương Bần đã “hớp hồn” không biết bao thực khách trong Nam, ngoài Bắc và cũng trở thành một món ăn đặc sản của người Hà Thành: “Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần”.
Vì thế nó là thứ nước chấm ngon không thể thiếu khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, chấm rau muống, cà muối, thịt luộc…vào những ngày hè nóng nực. Tương còn dùng để chế biến nhiều món ăn như tóp kho tương, kho cá…hay rim đậu, thịt cho những ngày mùa đông se lạnh.
Giá tham khảo: 40.000đ/lít
Rượu Lạc Đạo
“Đất Lạc Đạo lưu linh say ngất
Rượu Nam bang đệ nhất là đây”.
Chỉ qua 2 câu thơ thôi, chắc chúng ta cũng hiểu được phần nào về rượu Lạc Đạo. Đây là loại rượu nổi tiếng của Hưng Yên, có xuất xứ từ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm. Rượu Lạc Đạo có nồng độ cồn khá cao nhưng hương vị lại thơm nồng, êm và dễ uống không làm đau đầu, sốc hay choáng váng (Trừ khi uống nhiều quá thì choáng thôi nhé).
Trải qua quá trình lịch sử, người dân xã Lạc Đạo vẫn dày công lưu giữ những bí quyết của nghề nấu rượu truyền thống. Từ cách chọn và ủ gạo, chọn nguồn nước, công thức làm men, đến việc trưng cất đều là một quá trình đòi hỏi sự tỷ mỹ, công phu, chặt chẽ. Chính vì vậy, mới gọi là “bí quyết” để cho ra những chén rượu nồng có độ cồn rất cao, có vị rất riêng, không nơi đâu có được
Giờ đây, nhiều hộ dân ở Lạc Đạo đã làm men bằng các loại dược liệu để tăng độ thơm, độ nồng của rượu. Quá trình này cũng được đúc kết nhiều năm, bởi theo quan niệm của những người yêu nghề, giữ nghề nấu rượu truyền thống bằng mọi giá ở Lạc Đạo thì làm men là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm từ hạt gạo thành rượu.
Giá tham khảo: 60.000đ – 120.000đ/lít
Gà Đông Tảo
Xem Thêm : Quy Nhơn có đặc sản gì? 15 đặc sản Quy Nhơn mua làm quà
Gà Đông Tảo từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng khi nhắc đến quê hương Hưng Yên. Loại gà này có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu. Gà Đông Tảo đặc biệt nhất ở đôi chân, chân của chúng có thể to gấp 10 lần chân gà bình thường, vảy da sần sùi, có màu đỏ hồng từ cẳng xuống tận ngón chân. Do việc chăn nuôi giống gà này rất khó, đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ cao nên giá thành của gà Đông Tảo khá đắt.
Gà Đông Tảo chế biến được nhiều món như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc…nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông Tảo vì dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Một số nước như Anh, Nhật Bản…cũng đang có ý định nhập khẩu loại gà này về nghiên cứu.
Giá tham khảo: 400.000đ – 500.000đ/kg
Mật ong hoa nhãn
Nếu nhãn lồng nổi tiếng nhất của Hưng Yên thì mật ong hoa nhãn cũng là một trong những đặc sản không kém phần được yêu thích. Những chú ong lấy mật từ hoa nhãn lồng đã đem lại cho chúng ta một loại mật ong cực kỳ thơm ngon, sánh mịn. Mật ong hoa nhãn có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là trong y học và chăm sóc sắc đẹp.
Mật ong hoa nhãn Hưng Yên là nhãn hiệu chứng nhận được Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Hưng Yên đối với sản phẩm mật ong được sản xuất từ các vùng nhãn thuộc huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên.
Giá tham khảo: 350.000đ/lít
Hạt sen
Về Hưng Yên, chắc hẳn mọi người không thể quên được những cánh đồng hoa sen dài bát ngát, thơm thoang thoảng, dịu nhẹ phải không nào? Chính vì vậy nên hạt sen cũng là một trong những đặc sản nổi bật của vùng đất này. Sen được trồng ở ao hồ, mương máng, kênh rạch, cứ hễ ở đâu có nước, có bùn thì ở đó có sen. Nhờ điều kiện thổ nhưỡng hoàn toàn là đất phù sa màu mỡ, sen được trồng ở Hưng Yên có năng suất và mùi vị thơm ngon đặc trưng mà ít sen trồng ở nơi nào có được.
Hạt sen tươi ở đây to, mẩy, căng tròn còn hạt sen khô khi bóc vỏ và nấu sẽ rất bở, ăn có vị bùi, ngon, mùi thơm đặc trưng mà không hề bị sượng. Hạt sen là thứ dược liệu bổ ích trong điều trị chữa đau đầu, mất ngủ, làm đẹp da, chống lão hóa, cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, bồi bổ phụ nữ mang thai và sau sinh, giúp sinh con thông minh, bồi bổ sức khoẻ.
Ngoài ra món chè hạt sen long nhãn cũng là món ăn cực kỳ hấp dẫn, độc đáo của người Hưng Yên.
Giá tham khảo: 60.000đ – 80.000đ/kg
Bánh dày làng Gàu
Bánh dày làng Gàu có nguồn gốc từ xã Cửu Cao, huyện Văn Giang. Loại bánh này được xem đặc sản nổi tiếng của đất phố Hiến nhằm để tưởng nhớ và biết ơn đến công lao của các vị vua hùng có công dựng nước. Đến với quê hương Văn Giang du khách không chỉ bị thu hút bởi cảnh đẹp của vườn hoa, cây cảnh nơi đây mà còn được thưởng thức, được trải nghiệm các công đoạn làm bánh dày cùng với người dân.
Nguyên liệu chính là gạo nếp cái hoa vàng. Cả một năm hai vụ, thóc lúa có bội thu thì năm đó bánh được sản xuất nhiều. Người làng Gàu kĩ lưỡng tỉ mẩn trong việc chọn gạo làm bánh. Sau khi thóc được xay xát, người già và trẻ nhỏ được phân cho công việc “chọn gạo”. Gạo hạt phải mẩy, chắc. Những hạt sâu lép được bỏ loại ra ngoài. Phải như vậy, khi thành phẩm cả miếng bánh mới đạt độ trắng trong như gái son trẻ. Gạo được ngâm với nước sạch sau đó giã đều tay rồi nặn thành những chiếc bánh giầy trắng tinh, tròn trịa. Bánh giã phải đúng số nhịp số chày buông xuống. Lực giã phải vừa, không được quá mạnh, chẳng được quá yếu mềm. Vì thế nam nữ phải giã cùng nhau, mới vừa mềm vừa rắn, bánh mới chuẩn dẻo.
Công đoạn làm nhân bánh khá cầu kỳ, cần sự khéo léo của người làm, nhân bánh làm từ đỗ xanh, Đỗ xanh phải mẩy hạt, xanh đều. Sau khi “tuyển chọn” kĩ càng, đỗ phải được ngâm nước ấm khoảng chừng bốn mươi độ qua đêm. Đỗ xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, không được để vương vấn chút vỏ nào trong rổ, hấp chín nhừ tơi, giã đỗ bắt buộc phải nhuyễn sánh, không được lợn cợn hạt đỗ và vo tròn cùng dừa sợi bào sẵn thành từng nắm nhỏ. Mỗi một mẻ xôi, mẻ đỗ đưa ra bốc bừng hơi nóng. Không được giã ngay, không được quá nguội. Giã ngay dễ bết, giã nguội khó dính. Vì thế mà bánh dày làng Gàu nổi là món đặc sản nổi tiếng Hưng Yên.
Xem Thêm : Kon Tum có đặc sản gì? 15 đặc sản Kon Tum mua làm quà
Giá tham khảo: 5.000đ – 6.500đ/chiếc
Bún thang lươn
Bún thang lươn là món ăn mang đậm hương vị đồng quê, đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hưng Yên. Món ăn bắt mắt với nhiều màu sắc và hương vị đặc trưng của nhiều nguyên liệu. Một tô bún thang lươn sẽ gồm nhiều nguyên liệu như giò lụa, trứng rán, lươn, thịt ba chỉ, bún…tất cả kết hợp tạo nên một “tác phẩm” tuyệt hảo, đậm đà hương vị và thơm ngon.
Nước dùng của bún thang lươn được nấu từ cua đồng ninh nguyên con cùng xương ống. Cua đồng nguyên con nướng qua cho dậy mùi thơm mới bỏ vào nồi nước dùng để ninh. Thêm ít tôm he và sá sùng gợi vị cay cay, chút mắm tôm khi ăn đưa hương thoang thoảng hấp dẫn thực khách thưởng thức. Mùi thơm của những con cua đồng hòa quyện với vị béo ngậy của xương ống khi được chan vào bát bún sẽ phát huy hết khả năng gây nghiện của mình. Bún thang lươn phố Hiến là nổi tiếng nhất ở Hưng Yên, nếu có dịp ghé thăm vùng đất một thời lẫy lừng này thì đừng bỏ lỡ món ăn đặc sản này đấy nhé!
Giá tham khảo: 25.000đ – 50.000đ
Ếch om Phượng Tường
Nào là ếch xào xả ớt, mỳ quảng ếch, cháo ếch,… vậy bạn đã thưởng thức món ếch om chưa? Ếch om Phượng Tường dọn lên đĩa còn nguyên con, có màu vàng đậm, sóng sánh như mật ong, toả mùi thơm quyến rũ.là món ăn đặc sản Hưng Yên không phải ai cũng biết, ai cũng được thưởng thức.
Chế biến ếch om Phượng Tường là một quá trình dài đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhiều thời gian công sức. Người làm ếch phải khéo léo lấy đi phần thịt bên trong, băm nhuyễn cùng với mộc nhĩ, thịt ba chỉ, trứng gà và các loại gia vị rồi nhồi lại vào da thành hình con ếch đem om chín.
Giá tham khảo: 80.000đ – 120.000đ
Bánh cuốn Phú Thị
Không nổi tiếng bằng bánh cuốn Thanh Trì, không ồn ào như bánh cuốn trứng Cao Bằng, bánh cuốn Phú Thị lặng lẽ hơn nhưng đã nếm thử thì không thể quên. Lớp vỏ bánh không bóng bằng nơi khác vì nó không được bôi một lớp mỡ mỏng. Lớp nhân cuộn bên trong lá bánh cũng đặc biệt với thịt lợn nạc băm nhỏ xào với hành khô. Bát nước chấm thêm một chút nhân thịt băm trở nên đậm đà và đẹp mắt hơn.
Không nhiều màu sắc, không cầu kỳ hương vị thế nhưng món bánh cuốn Phú Thị vẫn hấp dẫn được những thực khách khó tính nhất bởi chính sự giản đơn mà rất khác biệt của nó. Hãy thử một lần về thăm nơi đây để thưởng thức món bánh cuốn đặc biệt này. Ăn một lần sẽ nhớ mãi miếng bánh mềm mịn cùng với vị bùi thơm của nhân thịt xào hành khô hòa quện trong vị nước chấm chua ngọt rất vừa miệng.
Giá tham khảo: 30.000đ/suất
Chả gà Tiểu Quan
Món chả gà có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan của huyện Khoái Châu, ăn ngon nhất vào thời tiết se lạnh. Để làm món chả gà cũng lắm công phu. Gà phải là những con to khỏe được nuôi ở vườn cho chắc thịt. Khi làm cũng phải chọn phần nạc nhất của con gà, lọc bỏ gân, da, xương rồi thái nhỏ, cho vào cối giã nhuyễn.
Thị gà giã bằng tay thịt sẽ mịn và ngon hơn. Trong lúc giã cũng cho thêm một chút gia vị, vỏ quýt vào cho thịt đậm đà, thoảng thoảng hương thơm. Người giã thịt cũng phải rất khéo léo để cho thịt không được nát quá hay to quá, chả sẽ không mịn. Sau đó cho thêm lòng đỏ trứng, nước mắm, hạt tiêu, chút gừng. Sau khi giã xong, thịt gà được cho vào miếng mo cau rồi đặt lên bếp nướng bằng than hoa, than củi nhãn mới ngon. Người nướng cũng phải khéo léo lật để miếng chả không bị khô quá.
Miếng chả được dọn ra bao giờ cũng vàng óng, có độ kết dính, không bị nứt, thơm mùi thịt gà và thoang thoảng hương vỏ quýt. Không giống như các món khác, ăn chả gà phải nhấm nháp từng chút một mới cảm nhận được hương vị ngọt thơm, ngậy. Chả thường được dùng kèm với xôi, cơm trắng.
Giá tham khảo: 350.000đ/kg
Bánh răng bừa, bánh tẻ Văn Giang
Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên được kết hợp từ nhiều nguyên liệu bình dị của làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, từ những nguyên liệu chính trong các bữa ăn như thịt, mộc nhĩ, hành, đỗ xanh… nhưng lại gây thương nhớ cho những thực khách nào đã từng thưởng thức.Cũng như những nơi khác bánh răng bừa Văn Giang trải qua khá nhiều công đoạn. Gạo tẻ ngon đem ngâm vài tiếng rồi xay nhuyễn với nước vôi trong thành bột nước. Tiếp theo, các nghệ nhân đem bột nước đun dưới ngọn lửa liu riu, khuấy đều tay cho bột sánh mịn để đạt độ chớm chín, mà nhiều người gọi là chín dở, rồi bắc ra, khuấy đều cho bột không bị vón, để nguội rồi làm bánh.
Việc khuấy bột này dành cho người tay khỏe, vì đó là công đoạn quyết định sự thành công của mẻ bánh. Bột phải chín dở nhưng đều, không vón, không sượng. Sự kết hợp giữa thứ bột dẻo thơm, nhân bánh béo ngậy và lá dong đã đưa những chiếc bánh răng bừa Văn Giang đến khắp mọi miền của đất nước. Nếu có dịp đến với thị trấn Văn Giang, hãy ghé đến thăm và thưởng thức món bánh răng bừa, một loại đặc sản mà chỉ có đến Văn Giang thực khách mới có thể cảm nhận được hết vị ngon của sản vật đồng quê.
Giá tham khảo: 8000đ – 10.000đ/chiếc
Nếu có dịp về thăm Hưng Yên, các bạn hãy thử thưởng thức và trải nghiệm các món đặc sản trên nhé! Chắc chắn sẽ không làm cho các bạn thất vọng đâu.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Đặc sản