Khi tiến hành nhân giống một loại cây trồng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách giâm cành, vì nó có các bước thực hiện đơn giản, được nhiều người áp dụng và cũng có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, bạn cần phải tiến hành đúng kỹ thuật thì nó mới cho hiệu quả cao, cây trồng khỏe mạnh. Vậy để tìm hiểu kỹ thuật giâm cành, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây cùng Topcachlam nhé.
- Salad thịt gà xông khói bơ cho chế độ ăn kiêng Paleo
- Công thức làm ốc cà na xào tắc thơm lừng, hấp dẫn vô cùng
- Hồng Quế rán ‘bánh chưng bóng đêm’, loạt sao Việt cũng gặp thảm họa tương tự
- Top 13 địa chỉ thưởng thức đồ uống milo, socola, cacao không thể bỏ qua tại Hà Nội
- 15 cách chế biến cá thu siêu hấp dẫn và dễ dàng
Bạn Đang Xem: Phương pháp giâm cành thực hiện như nào cho đúng kỹ thuật
Trồng cây bằng cách giâm cành
Chuẩn bị trước khi giâm cành
- Dao, kéo cắt cành chuyên dùng cho cây
- Chậu, bầu đất
- Giá thể trồng cây
Thời điểm thích hợp nhất để lấy cành giâm từ cây mẹ đó là vào đầu mùa xuân, bạn nên thực hiện vào sáng sớm khi cây mẹ vẫn còn đầy nước, như vậy thì sẽ đảm bảo được cơ hội sống cao nhất của bộ rễ.
Cách giâm cành
Cắt cành giâm
Bạn dùng kéo sạch hoặc dao bén để cắt một cành từ cây mẹ đang trồng, chọn cành khỏe mạnh, không nhiễm bệnh trên cây. Tìm cành không quá già cũng không quá non, tốt nhất là cành bánh tẻ (chỗ có chảng nhánh hình chữ Y). Những cành này có cơ hội sống tốt nhất khi giâm.
Cắt mỗi cành cần dài khoảng 10 – 15 cm. Cắt bỏ lá trên cành chỉ giữ lại khoảng 3 lá. Thời điểm cắt tốt nhất là luôn luôn vào sáng sớm, khi cây mẹ vẫn còn cứng, đầy nước. Điều này đảm bảo cơ hội đâm rễ mạnh mẽ hơn.
Xem Thêm : Gỏi sầu đâu khô cá lóc ‘Cảm nhận mới lại của vị giác’
Sau khi cắt được cành giâm, bạn trộn 1 phần mật ong với 3 phần nước nóng, để nguội, sau đó nhúng cành giâm vào nước pha mật ong là một cách kích thích ra rễ hiệu quả.
Thực hiện giâm cành đúng kỹ thuật
Chuẩn bị giá thể và giâm hom
Giá thể để giâm cành cần phải thật tơi xốp, sạch khuẩn, thông thoáng, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng hữu cơ. Có thể trộn giá thể theo tỉ lệ 4 đất : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa : 1 trấu hun. Cho giá thể vào khay, thùng xốp, bầu nilon hoặc lên liếp đất để trồng tùy vào loại cây và tùy điều kiện trồng, chiều cao giá thể khoảng 20cm.
Cắm cành giâm vào giá thể, nghiêng một góc 45 độ, chiều sâu kkhoảng 1/2 độ dài cành giâm. Việc cắm nghiêng nhằm tăng diện tích tiếp xúc của cây với đất để kích rễ mọc nhiều hơn.
Chăm sóc sau khi giâm cành
Xem Thêm : Bỏ túi 8 cách chế biến tôm hùm alaska cực kì hấp dẫn
Bạn nên đặt chậu giâm ở nơi có mái che khoảng 60% sáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp dễ làm cành giâm bị khô héo. Nhiệt độ tốt nhất cho chậu giâm là 20 – 25 độ C
Bạn phải đảm bảo tưới nước giữ ẩm cho giá thể thường xuyên khoảng 85 – 90% ẩm, nhưng vẫn đảm bảo thoát nước tốt, không ngập úng.
Trồng cành giâm
Trồng và chăm sóc cành giâm
Cành giâm sống khi đã ra rễ và xuất hiện các chồi non thì bạn sẽ tập nắng cho cây quen dần bằng cách tăng ánh sáng để cây không bị sốc, cháy lá. Sau đó đưa ra vườn trồng, chăm sóc và tưới nước đầy đủ cho cây.
Như vậy, bài viết trên đây Topcachlam đã chia sẻ cho bạn cách giám cành đơn giản dễ thực hiện đảm bảo thành công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách chiết cách đúng kỹ thuật qua bài viết: Hướng dẫn thực hiện cách chiết cành đúng kỹ thuật
Topcachlam
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực