Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Không khép mình vào những đòi hỏi khắt khe như những món ăn dành cho giới thượng lưu bởi nó được xem là món ăn bình dân và thích nghi với mọi hoàn cảnh, điều kiện khác nhau.
Bạn Đang Xem: Mì Quảng đặc sản Hội An – Cách làm món Mì Quảng ngon tại nhà.
Chính nhờ vậy mà Mì Quảng có một sức sống mạnh mẽ, tồn tại và phổ biến ở mọi nơi trong Phố Hội . Song khi rời khỏi vùng đất sinh ra nó, Mì Quảng không còn thuần túy là món ăn nữa, mà trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của một vùng đất, là cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam.
Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, Mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Bắt đầu từ khâu chọn gạo cho đến nước nhưng và các loại gia vị, phụ liệu khác đều rất đặc trưng.
Gạo khi chọn làm Mì quảng là loại không dẻo, có hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính, được ngâm ít nhất trong vòng 1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chồng lên nhau và thái sợi. Để những sợi mì không dính, phải dùng dầu phụng phi với củ nén đập dập chín thơm thoa lên bề mặt của bánh.
Thông thường nguyên liệu chính là tôm thịt heo, nhưng lúc tìm không ra thịt heo, thì người miền biển bắt cua, bắt cá, người miền núi bắt gà và bắt vịt làm nhưng ăn vẫn thấy ngon, vẫn ra hương vị mì Quảng.
Khi trình bày một bát Mì Quảng cũng có nét riêng biệt. Đầu tiên cho vào tô là rau sống với đủ loại rau như trên, tiếp đến là mì sợi và chang nước nhưng, sau đó cho hành và ngò lá xanh, đậu phụng rải đều, bánh tráng và 1 quả ớt xanh kèm với 1 lát chanh mỏng. Nước mì có độ đậm đặc của tôm giã nhuyễn và những nguyên liệu đặc trưng vừa đủ độ béo, đậm và ngọt, vì vậy lượng nước chang cho mì rất ít, không bao giờ ngập lên sợi mì, trông rất đẹp mắt.
Ngày nay Mì Quảng được biết đến như một món ăn quen thuộc của tất cả các vùng miền từ Bắc đến Nam, nhưng để có một bát mì ngon tuyệt, đúng hương vị, đậm đà trong từng sợi mì… thì chỉ có Mì Quảng ở miền trung nổi tiếng ở vùng đất Quảng Nam.
Hôm nay Đặc Sản Việt Nam sẽ chia sẽ cho các bạ bí quyết làm món mì quảng ngon đúng vị tại nhà nhé !
Cách chế biến món Mì Quảng
1.Nguyên Liệu
- Sợi mì quảng 400 gr
- Xương đuôi heo 500 gr
- Tôm 500 gr
- Thịt ba rọi 500 gr
- Trứng cút luộc 20 quả
- Dầu đậu phộng 200 ml
- Đậu phộng 100 gr
- Hành tây 1 củ
- Củ cải trắng 1/2 củ
- Củ nén 15 củ
- Hành tím 5 củ
- Hành lá 3 nhánh
- Nghệ 1 nhánh
- Ngò gai 3 nhánh
- Trứng gà 1 quả
- Dầu điều 2 muỗng canh
- Bánh đa 10 cái
- Nước mắm 5 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít(đường/ muối/ bột ngọt/ tiêu xay)
2. Các bước thực hiện :
2.1 Sơ chế và nấu nước dùng xương heo
Trụng sơ 500gr xương đuôi heo khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại.
Xem Thêm : Top 9 quán ăn ngon tại Cần Thơ được các bạn trẻ yêu thích nhất
Bắc nồi lên bếp, đun sôi khoảng 3 lít nước, nước sôi thì cho xương vào nấu trong 40 phút với lửa vừa, thỉnh thoảng vớt bọt để nước dùng sạch.
Sau 40 phút, cho hành tây và củ cải trắng vào nấu thêm 50 phút.
Sau đó, thêm 1.5 lít nước vào nồi, bật lửa lớn cho nước sôi, khi nước sôi thì tắt bếp.
2.2 Sơ chế và giã các nguyên liệu
Bạn dùng chày giã nhuyễn 20gr đậu phộng, 1 củ nghệ. Đối với 80gr đậu phộng còn lại, bạn rang lên và bóc vỏ.
Bạn rửa củ nén qua nước lạnh rồi bóc vỏ, gọt bỏ đi phần gốc rễ xong để ráo, dùng chày giã nhuyễn.
Sau đó, rửa sạch 3 nhánh hành lá và 3 nhánh ngò gai rồi cắt nhỏ. Đối với hành tím thì bạn băm nhuyễn.
2.3 Sơ chế và ướp thịt ba rọi
Thịt ba rọi bạn trụng sơ với nước sôi, khi nước sôi thì bạn cho 1/2 muỗng cà phê muối và thịt ba rọi vào trụng sơ khoảng 2 phút.
Sau đó, rửa sạch thịt lại với nước và dùng dao cắt thành từng lát mỏng dài khoảng 2 lóng tay.
Bạn cho vào thịt 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hành tím băm, 1 muỗng cà phê củ nén và 1 muỗng cà phê đường rồi trộn đều, ướp trong 30 phút để ngấm gia vị.
2.4 Sơ chế và ướp tôm
Bạn dùng kéo cắt bỏ đi phần đầu và chân của tôm rồi loại bỏ phần chỉ của tôm. Sau đó, đem rửa với nước có pha 1 muỗng cà phê muối, dùng tay rửa sạch rồi để ráo.
Cho 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hành tím băm và 1 muỗng cà phê củ nén băm vào tôm rồi trộn đều, để ướp trong 30 phút.
2.5 Chuẩn bị dầu đậu phộng và nén
Xem Thêm : Cách rang gạo nấu cháo ngon mà không phải ai cũng biết
Để khử dầu đậu phộng, bắc chảo lên bếp, cho 200ml dầu đậu phộng đun sôi khoảng 2 phút đến khi dầu bốc khói rồi tắt bếp, để nguội rồi đổ ra.
Cho vào chảo mới đun sôi 100ml dầu đậu phộng đã khử, khi dầu sôi thì cho một nửa lượng củ nén đã giã còn lại vào phi thơm, vàng rồi vớt dầu và củ nén ra.
2.6 Xào tôm và thịt ba rọi
Cho vào 1 muỗng canh dầu đã phi trước đó vào chảo, đun sôi dầu rồi cho tôm vào xào với lửa lớn khoảng 5 phút rồi vớt ra.
Tiếp tục dùng chảo đã xào tôm, cho vào chảo 3 muỗng canh dầu đậu phộng đã khử, đun sôi dầu rồi cho phần củ nén còn lại cùng với đậu phộng, nghệ đã giã nhuyễn vào phi thơm.
Sau đó, cho thịt ba rọi đã ướp vào, xào với lửa lớn khoảng 4 phút.
2.7 Nấu nước mì
Sau khi xào thịt, cho vào 1.5 lít nước dùng và trứng cút vào cùng với 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh dầu điều và tôm đã xào vào.
Để làm nước nhân sệt hơn, bạn đánh 1 quả trứng gà rồi cho vào, nấu sôi nước, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
2.8 Hoàn thành
Bạn cho vào nước dùng 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng canh nước mắm rồi đun sôi nước, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bạn trụng sơ mì quảng với nước khoảng 60 độ C rồi cho ra tô cùng với thịt, trứng cút, tôm, trộn 1/2 muỗng cà phê dầu đậu phộng và thêm hành lá, ngò gai, củ nén đã phi vàng, đậu phộng, bánh đa.
Cuối cùng, bạn thêm nước mì vào theo ý bạn, nếu bạn thích ăn nước nhiều thì thêm nước dùng vào là hoàn tất.
Chúc các bạn thành công với món Mì Quảng nhé!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực