Bánh pía khoai môn là một biến tấu của món bánh pía nhân đậu xanh. Nhân khoai môn được sên kỹ nên mềm dẻo, ngọt ngào, trứng muối thơm mằn mặn ẩn dưới những vỏ bánh ngàn lớp mỏng giòn. Chỉ đơn giản với 3 nguyên liệu nhưng hương vị lại không thể cưỡng. Cùng chúng mình vào bếp học cách làm món bánh này nhé!
- Hướng dẫn cách làm bắp cải muối xổi ăn ngay cho bữa cơm ngày hè
- Chế biến ốc bươu xào lá lốt đổi vị cho bữa cơm sum họp gia đình
- Hướng dẫn cách làm salad cá ngừ dầu dấm ngon như ngoài tiệm
- Hướng dẫn cách nấu cháo chân giò ngon đơn giản ngay tại nhà
- Món ăn thường ngày với chân giò nấu măng chua ngon hết chê
1. Giới thiệu bánh pía khoai môn
Bánh pía thực chất là món bánh có nguồn gốc từ bánh trung thu vùng Triều Châu của Trung Quốc. Từ pía xuất phát từ gốc tiếng Triều Châu “pi-é”, âm Hán Việt nghĩa là bánh rồi sau đó dần được gọi thành bánh pía hoặc bánh lột da. Nguyên gốc của món bánh pía chỉ gồm nhân đậu xanh trộn mỡ heo, bột bánh có nhiều lớp mỏng bao lấy phần nhân.
Bạn Đang Xem: Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh pía khoai môn tại nhà
Bánh pía sau đó cũng “di chuyển” theo các cộng đồng người Hoa, du nhập vào nhiều khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia và Việt Nam.
Ảnh: Sưu tầm
Tại Việt Nam, bánh vẫn giữ nguyên tên gọi bánh pía như truyền thống, và trở thành một đặc sản của vùng Sóc Trăng.
Hiện nay, do nhu cầu thị hiếu và sự phát triển ẩm thực mà món bánh pía cũng được “cải tiến” với nhiều phiên bản hơn như bánh pía sầu riêng, bánh pía khoai môn, bánh pía lạp xưởng,… hay đặc biệt như ở Đài Loan có loại bánh pía nhân kem chảy vô cùng mới lạ.
Ảnh: Sưu tầm
2. Cách làm bánh pía khoai môn
Cách làm bánh pía khoai môn không khó nhưng cần sự kiên nhẫn, đặc biệt trong khâu sên nhân khoai. Nhân phải mịn dẻo nhưng vẫn có độ cứng, cho lượng đường vừa phải để không làm át đi vị bùi thơm đặc trưng của khoai hay trứng muối.
Chuẩn bị nguyên liệu
Phần nhân khoai môn
(công thức bánh pía khoai môn này có sử dụng thêm cả khoai lang tím để nhân sau khi sên có màu tím rất đẹp, nếu không thích màu thì bạn có thể sử dụng hoàn toàn khoai môn)
Công thức này sẽ làm được 8 chiếc bánh pía khoai môn (Thu được 850 gram nhân)
- 500 gram khoai môn
- 100 gram khoai lang tím
- 250ml nước lọc
- 180 gram đường
- ½ muỗng cà phê muối
- 25 gram bột nếp (bột bánh dẻo)
- 15 gram bột bắp
- 50 gram dầu ăn (hoặc dầu dừa)
- 20 gram đường Glucose (đường siro ngô Hàn Quốc) – có thể thay thế bằng mạch nha hoặc đường kính
Phần vỏ bánh
Xem Thêm : Chè bông cau Huế – Cách nấu chè ngọt bùi, thanh mát
Bột nước:
- 200 gram bột mì số 8
- 40 gram dầu ăn
- 85ml nước lọc
- ¼ muỗng cà phê muối
- 30 gram đường
- 40 gram mỡ heo (xào phần mỡ lợn với một ít dầu ăn, khi mỡ khô lại thành tóp mỡ và phần mỡ nước tiết ra thì sử dụng) – có thể thay thế bằng dầu ăn
Bột dầu:
- 120 gram bột mì đa dụng (bột mì số 11)
- 50 gram dầu ăn
Cách làm
1. Phần nhân bánh pía khoai môn
Sơ chế khoai môn
- Khoai gọt vỏ, cắt miếng nhỏ để dễ hấp chín, rửa sạch khoai sau đó đem đi hấp khoảng 15 – 20 phút cho khoai thật mềm (dùng đũa hoặc nĩa để kiểm tra).
- Sau khi khoai nguội bớt thì cho vào máy xay (nếu để khoai nguội hẳn thì khi xay sẽ bị lợn cợn đó). Sau đó cho toàn bộ số nước lọc, đường và muối vào, xay thật nhuyễn.
- Sau khi hỗn hợp khoai môn đã nhuyễn mịn thì đổ vào trong chảo chống dính
Ảnh: Sưu tầm
Lưu ý: tỉ lệ đường so với khoai trong công thức này đã ở mức tối thiểu (bánh có vị ngọt vừa phải nhất, không bị ngọt quá) nên các bạn không cần giảm lượng đường. Đường không chỉ tạo vị ngọt mà còn đóng vai trò như chất bảo quản. Nếu các bạn giảm lượng đường nữa thì bánh sẽ không ngon và không bảo quản bánh pía khoai môn được lâu
Chuẩn bị phần bột: cho vào bát 25 gram bột nếp, 15 gram bột bắp và 50 gram dầu ăn (hoặc dầu dừa), khuấy đều.
Sên nhân
- Đặt chảo nhân khoai môn lên bếp, để lửa ở mức trung bình lớn và khuấy liên tục. Khi nhân bánh đầu nóng lên thì cho đường Glucose vào (đường Glucose sẽ giúp phần nhân có độ dẻo và bóng hơn). Nếu bạn dùng đường trắng thì nên hòa tan với nước lọc trước khi đổ vào nhân.
Ảnh: Sưu tầm
- Sau đó hạ lửa về mức trung bình và sên từ từ. Không được vội vàng để lửa lớn để nhân mau khô vì như thế nhân bánh sẽ không ngon.
- Sau khi sên được tầm 15 – 20 phút thì cho hỗn hợp bột dầu đã chuẩn bị ở phía trên vào. Đổ từ từ từng chút và khuấy đều
Ảnh: Sưu tầm
2. Sơ chế trứng muối:
- Đập trứng muối vào bát, chỉ lấy phần lòng đỏ. Rửa sơ qua lòng đỏ với nước sạch, sau đó rửa tiếng bằng rượu trắng để khử mùi tanh
- Đặt trứng muối vào khay đã lót giấy bạc, phết lên trên lớp dầu mè. Bạn có thể hấp hoặc nướng trứng muối trong 10 phút ở 150 độ C.
Ảnh: Sưu tầm
3. Tạo hình nhân:
Xem Thêm : Cách nấu cháo xay cho bé ngon và giàu dưỡng chất
Chia nhân thành 8 phần (mỗi phần nhân nặng khoảng 50 gram). Nặn hình dẹt rồi cho trứng muối và chà bông (tùy chọn) vào. Sau đó vê tròn.
Ảnh: Sưu tầm
4. Làm vỏ bánh pía:
- Cho toàn bộ nguyên liệu phần bột nước vào, khuấy nhẹ nhàng cho đều. Bột bánh pía thì không nên nhồi nhiều. Nhồi sơ để phần dầu nước và bột khô hòa quyện tương đối là được. Đậy kín và để bột nghỉ khoảng 15 phút.
Ảnh: Sưu tầm
- Cho toàn bộ nguyên liệu phần bột dầu vào âu, trộn đều và nhồi sơ. Bọc kín khối bột bằng màng bọc thực phẩm
- Sau thời gian ủ bột nước, bột sẽ dẻo hơn, nhồi khoảng 10 – 15 cái rồi lại đậy kín và ủ bột tiếp 15 phút. Khi đủ thời gian, nhồi tiếp 10 lần nữa, khối bột sẽ trở nên dẻo.
- Chia khối bột nước thành 8 phần bằng nhau, vê từng viên bột cho tròn rồi để bột nghỉ khoảng 15 phút. Đậy màng bọc thực phẩm lên các khối bột để bột không bị khô.
- Chia phần bột dầu thành 8 phần, vê tròn.
- Lấy 1 phần bột dầu và 1 phần bột nước. Cán dẹt phần bột nước rồi cho viên bột dầu vào chính giữa, túm kín lại. Làm lần lượt với các phần bột khác.
5. Tạo hình bánh
- Sau khi hoàn tất các bước trên thì bạn sẽ lấy phần bột đã vê đầu tiên, cán dài ra khoảng 13 -14 cm (cán nhẹ nhàng để bột không bị rách). Sau đó gập lại theo chiều dọc 3 – 4 lần. không nên cán bột quá dài và cuộn bột quá nhiều lần thì bánh sẽ bị dính vào nhau, khó tách lớp.
- Làm lần lượt cho đến khi hết. Sau khi cán và cuộn lần 1, lấy viên bột đã gập lần đầu tiên, cán xếp ly lần thứ hai (khoảng 13 – 14cm) và lại gập 3 – 4 lần tiếp.
- Sau khi cán xếp ly 2 lần thì bạn vê tròn viên bột, cán dẹt mỏng đường kính 13 – 14cm và cho nhân vào giữa, túm phần đế lại. Bánh pía sau khi nướng có xu hướng bè ra vì thế khi tạo hình bạn nên vê cục bột hơi cao lên nhé)
6. Trang trí bánh
Nếu bạn có dấu đóng mộc thì có thể sử dụng. Pha bột màu điều với nước. Ấn dấu mộc lên bánh nhẹ nhàng, xoay tròn đều khoảng 2 vòng. Không ấn đi ấn lại nhiều lần vì sẽ bị lem.
7. Nướng bánh pía khoai môn
- Làm nóng lò ở 200 độ C trong 10 phút, đặt bánh vào khay nướng (đặt úp bánh xuống). Mục đích là để khi nướng bánh sẽ không phồng lên hình tròn, do hình dáng đặc trưng của bánh pía nói chung và bánh pía khoai môn là có bề mặt bằng phẳng.
- Nướng ở 180 độ C trong 20 phút (mở quạt đối lưu nếu có). Nếu không có quạt đối lưu thì lật bánh nằm ngửa (mặt in hình lên trên) và nướng tiếp 5 – 7 phút.
- Nếu muốn bánh có màu đẹp mắt thì phết thêm lòng đỏ trứng gà (đã hòa tan với 1 nhúm muối) lên mặt bánh.
- Bánh pía khoai môn sau khi nướng sẽ rất cứng, bạn nên để sau 1 ngày bánh ăn sẽ ngon hơn.
Ảnh: Sưu tầm
Trên đây là các hướng dẫn chi tiết làm bánh pía khoai môn để bạn có thể tự tin trổ tài vào bếp. Món bánh hơi cầu kỳ chút, nhưng hương vị là vô cùng xứng đáng đó. Nhanh tay lưu lại công thức vào cho vào bộ sưu tập các công thức bánh ngon nào! Blog chúng mình chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực