Nói đến Huế ,ngoài việc tìm đến tham quan những địa điểm du lịch nổi tiếng ra, thì đặc sản Huế làm quà hoặc món ngon Huế cũng là điều khiến nhiều nhiều du khách muốn đến Huế dù chỉ một lần.
Bạn Đang Xem: Danh sách 17 loại đặc sản Huế làm quà và bao gồm cửa hàng bán.
Vậy đặc sản Huế có phong phú và đa dạng không? Có nhiều như mọi người nghĩ không?
Để giải đáp vấn đề này chúng tôi mời các bạn xem qua bài viết này nhé
Danh sách 17 loại đặc sản Huế làm quà bạn nên tham khảo.
1. Mắm cố đô
Nhắc tới thương hiệu “Mắm Cố Đô” khách du lịch đến Huế ai cũng phải nhớ tới vì hương vị đậm đà của mắm khiến nhiều người háo hức mua về làm quà mỗi khi đặt chân đến Huế.
Mắm Cố Đô gồm các loại mắm: mắm cá rò, mắm tôm chua, mắm cá cơm, mắm dút (tép), mắm dưa gang, mắm dưa cá, mắm ruốc,… Sản phẩm mắm cố đô được làm theo cách truyền thống, không chất điều vị, tạo màu nên có thể đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân bạn và gia đình bạn.
Để mua mắm cố đô bạn có thể liên hệ: 0356 010 288 để đặt mua nhé.
mắm cố đô
2.Mắm Sò Lăng Cô
Đối ai đến Huế mà chưa từng thử qua mắm sò lăng cô của xứ Huế. Mắm sò có màu đỏ tươi , sệt sệt và có hương vị thơm ngon khó cưỡng lại được.
2.1 Sò là con gì?
Sò là loại động vật thân mềm, có 2 mảnh vỏ cứng bao bọc ở hai bên. Chúng thường sống ở những vùng biển, thường ẩn mình dưới cát. Trên 2 mảnh vỏ của chúng đều có hoa văn và màu sắc kỳ lạ.
Mắm sò Huế
2.2 Chế biến Mắm Sò Lăng Cô như thế nào?
Để có được hủ mắm ngon, người chế biến phải lựa chọn ra những con sò chắc chắn, còn tươi không bị chết. Sau đó bóc vỏ sò ra để lấy phần thịt nó ra ướp với củ riềng, đậu xanh rang, ớt bột và muối hột…Sau đó ngâm khoảng 15 – 20 ngày.
Đến khi nào thấy sò nổi trên mặt là có thể lấy ra thưởng thức. Khi ăn mắm sò các bạn nên chuẩn bị ít ớt, tỏi bột giã ra, rồi cho mắm vào , tiếp theo cho bột ngọt vào để tăng thêm vị nồng của ớt, tỏi. Như vậy mới kich thích được vị giác của lưỡi làm cho bữa ăn thêm ngon miệng.
2.3 Mua mắm Mắm Sò Lăng Cô ở đâu rẻ?
Một số địa chỉ có bán mắm sò lăng cô đó là: chợ Đông Ba, hoặc dọc đường Quốc Lộ, thị trấn Lăng Cô – Phú Lộc – Huế. Giá bán của đặc sane xứ Huế này là 30k – 40k/chai. Giá rẻ phải không nào, sao chúng ta không mua một hủ để đem về nhà thưởng thức cùng người thân và bạn bè đúng không nào?
Một số quả ăn kèm với mắm như khế, chuối xanh cũng là món hợp với mắm sò đó các bạn.
3. Mè Xửng Huế.
Nói đến đặc sản Huế làm quà mà không nói đến mè xửng thì thiếu thiếu gì đó phải không ạ? Đối với những người chuyên đi tìm kiếm đặc sản, thì mè xửng Huế nằm trong những món đặc sản ngon của Miền Trung.
Mè xửng Huế giờ không còn xa lạ với người dân Miền Trung nữa, Những tách trà ăn kèm kèm với miếng mè xửng đã trở thành điều thân quen đối với người dân xứ Huế nói riêng và người dân Miền Trung nói riêng rồi.
Để làm ra một miếng bánh mè xửng, bắt buộc những người thợ làm bánh phải có những tuyệt kỹ hay những kỹ năng thượng thừa mới cho ra được cái bánh dai dai và mềm đến thế.
Đặc sản này là sự kết hợp của giữa bộ gạo, đường, mạch nha, đậu phộng, mè rang..thêm chút vani tạo mùi thơm nữa là thành một hỗn hợp nguyên liệu tốt nhất, để tạo nên miếng mừ xửng này.
Nhìn miếng bánh mè xửng này khá giống với bánh mè khô Bà Liễu, một đặc sản của Đà Nẵng. Nếu không quan sát kĩ thì nhiều khả năng sẽ bị nhầm lẫn giữa 2 loại bánh này.
Một gói mè xửng này có đủ loại to nhỏ, và giá cả khác nhau. Nhưng thông thường du khách đến Huế du lịch thì mua những gói tầm trung bình cỡ 6 cái. Mỗi gói như vậy khoảng 25 – 30k.
Cách làm kẹo mè xửng Huế
Mè Xửng Huế.
3.1 Mua mè xửng Huế ở đâu tốt và rẻ?
Mè xửng Nam Thuận số 135 Huỳnh Thúc Kháng – TP Huế
Hồng Thuận số 137 Huỳnh Thúc Kháng – TP Huế
Thiên Hương số 138B Chi Lăng – TP Huế
Mè xửng Thành Hưng, 55 Hoàng Diệu – TP Huế
Một lưu ý nhỏ là: Nếu ăn bánh mè xửng kết hợp với uống nước trà, thì ngon không thua kém gì bánh đậu xanh, một đặc sản của phố cổ Hội An đâu.
4. Mắm Tôm Chua
Nói đến mắm sò Lăng Cô mà không nói đến đặc sản tôm chua là bị thiếu đi một phần. Để làm ra món mắm tôm chua này, yêu cầu người thợ cần phải lựa chọn những con tôm đất, tôm rằn, tôm chì thịt chắc từ vùng Phá Tam Giang. Có như vậy món mắm tôm chua mới ngon và chất lượng được.
Mắm Tôm Chua
4.1 Cách chế biến mắm tôm chua
Đầu tiên chọn lựa những con tôm đất, tôm rằn, tôm chì thịt chắc từ vùng Phá Tam Giang về rồi, sau đó rửa với rất nhiều nước để loại bỏ hết tạp chất bên trong những con tôm đó. Rồi sau đó ngâm trong nước muối tầm 10 -15p cho tôm đỡ ương.
Sau đó chuẩn bị một số gia vị cần thiết như: tỏi, ớt, riềng, muối, ớt bột. Củ riềng các bạn cần thái mỏng sợi, ngâm nước cho đỡ thâm. Tỏi được bóc vỏ và ớt xay nhuyễn. Muối nguyên hạt to (muối sống chưa qua xử lý nhé) được xúc sẵn ra thau nhỏ theo tỷ lệ ướp mẻ mắm.
4.2 Ăn mắm tôm chua như thế nào?
Chuẩn bị ít ớt, tỏi bột giã ra, rồi cho mắm vào , tiếp theo cho bột ngọt vào để tăng thêm vị nồng của ớt, tỏi. Như vậy mới kich thích được vị giác của lưỡi làm cho bữa ăn thêm ngon miệng. Các bạn có thể ăn kèm thịt heo luộc mỏng với mắm tôm thì phê luôn đó.
4.3 Mua mắm tôm chua Huế ở đâu rẻ?
5. Nem Huế
Xem Thêm : 5 Cách nấu cháo cho bé 2 tuổi giúp bé tăng cân phát triển toàn diện
Nem Huế
Có thể nói, nem và tré là cặp bài trùng của đặc sản Huế. Bạn đi ra chợ nào ở Huế đều có nem với tré đều bày bán chung.
Một đặc điểm nữa mà chúng ta có thể thấy ở Nem Huế đó là ở Huế có một hạt tiêu và ớt nằm ở giữa, vị chua chua, không có vị ngọt như những vùng miền khác. Không biết lý do tại vì sao mà nem Huế lúc nào cũng có hạt tiêu và miếng ớt đỏ nằm trên cùng?
5.1 Một số giả thuyết đặc ra là:
Liệu có phải người Huế thích ăn cay nên luôn để miếng ớt đỏ và hạt tiêu lên bề mặt của Nem.
Để làm đẹp thêm cho miếng Nem nên người làm Nem mới thêm miếng ớt đỏ và hạt tiêu lên đó?
Để làm tăng hương vị cho món nem và giúp người ăn không bị tanh miệng nên người ta phải thêm miếng ớt đỏ và hạt tiêu lên miếng nem đó?
Thật ra, câu trả lời chính xác cho giả thuyết này đó là: Để làm tăng hương vị cho món nem và giúp người ăn không bị tanh miệng nên người ta phải thêm miếng ớt đỏ và hạt tiêu lên miếng nem.
5.2 Mua Nem Huế ở đâu rẻ?
Một số địa chỉ chỉ các bạn nên theo dõi để mua đó là đường Đào Duy Từ, góc giao lưu múi cầu và của Đông Ba.
6. Hạt Sen
6.1 Tổng quan về hạt sen:
Hạt sen ở Huế được trồng nhiều nhất ở Hồ Tịnh Tâm, được trời phú cho khí hậu tốt lành nên sen được trồng rất nhiều ở Hồ Tịnh Tâm và phát triển rất tốt.
Hạt sen là một trong những đặc sản mà khách du lịch đến Huế du lịch rất thích. Ngoài hương thơm, vị bùi , ngọt và thanh nhẹ. Hat sen có chất dinh dưỡng rất cao nên được sử dụng như vị thuốc.
Hạt sen Huế
6.2 Tác dụng của hát sen đó là:
Trị chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể, hạ huyết áp, trị luôn bệnh tiêu chảy kéo dài hay suy dinh dưỡng. Ngoài tác dụng của vị thuốc ra, thì hạt sen đóng góp rất nhiều vào sự đa dạng của thực phẩm. Có thể kể đến món chè hạt sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen… được đông đảo mọi người ưa chuộng.
Để mua được hạt sen này, du khách có thể đến chợ Đông Ba, chợ Bến Ngự và một số chợ khác để mua. Hạt sen có 2 loại, hạt sen khô và hạt sen tươi. Giá khoảng 200k/1kg hạt sen tươi.
7. Thanh Trà Thủy Biều
Thanh trà Thủy Biều được xuất phát từ Làng Thủy Biểu có truyền thống trồng thanh trà. Và từ đến nay nó đã trở thành một đặc sản không thể thiếu của người Huế nói chung và người dân làng Thủy Biều nói riêng.
Vì sao Thanh Trà Thủy Biều có gì đặc biệt mà được gọi là đặc sản Huế làm quà? Mỗi quả thanh trà khá to, tầm 0,7 đến 1 kg, không những thế thanh trà Thủy Biều lại được dán tem chứng tỏ được thương hiệu.
Thanh trà Thủy Biều ở Huế có vị ngọt hơn những vùng khác, đơn giản là vì thanh trà được trồng trên đất phù sa bồi đắp 2 bên dọc sông hương nên người dân không cần nhiều chất hóa học để tác động đến thanh trà.
Những trái to, sai quả chủ yếu nhờ sự tinh túy của thiên nhiên mang lại, không có tác động của bất cứ chất hóa học nào. Chính vì thế, thanh trà Thủy Biều mới mang danh là đặc sản của vùng đất cố đô. Nên các bạn đến Huế du lịch thì cứ tự tin mua về làm quà cho người thân nhé, cam kết an toàn 100% nhá.
Thanh Trà Thủy Biều Huế
8. Trà Cung Đình Huế
Nói đến trà cung đình Huế, thì chúng ta có liên tưởng đến thời kỳ Vua Chúa. Khi mà thười điểm đó trà cung đình đã xuất hiện trong ẩm thực của Hoàng Gia. Tính đên bây giờ, loại ẩm thực này lại có mặt trên thị trường thì đó là đều hết sức đáng quý.
Điểm khác biệt trong Trà Cung Đình Huế đó là dược trà – nghĩa là vừa có trà, vừa có các thành phần thảo dược. Chính vì thế, sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý như: thảo quyết minh, hoa hòe, hoa lài, cam thảo bắc, hồi hoa, hồng táo, đằng sâm, cúc hoa, hoài sơn……….
Mỗi loại thảo dược đều được chọn lọc và sơ chế vô cùng tỉ mỹ nên chất lượng trà rất tốt. Nếu các bạn đã nghe đến danh tiếng của trà cung đình Huế rồi thì hãy mua trà về làm quà c gia đình cho người thân và gia đình mình nhé.
Trà cung đình Huế
8.1 Mua trà cung đình Huế ở đâu rẻ?
Trà Cung Đình Đức Phượng. Đ/C: 24 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, TP. Huế.
9. Kẹo cau
Kẹo câu Huế
Nói đến Kẹo cau là nói đến món ăn truyền thống xa xưa, nếu những ai đã ăn món này thì bây giờ cũng là bước sang tuổi 30 rồi.
Kẹo cau có hình dáng của một miếng cau mà ông bà ta vẫn ăn hang ngày.Cấu tạo của viên kẹo cau này gồm 2 lớp, một lớp ngoài giống như vỏ cau có màu trắng, và lớp trong là màu vàng như hạt cau.
Kẹo cau được làm từ nước đường nấu chin, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để tạo thành miếng kẹo cau.
9.1 Mua kẹo cau ở đâu:
A17 Nguyễn Văn Thoại, P. Phú Hậu, Tp. Huế, Huế
Đang mở cửa 07:00 – 21:00
5.000đ – 25.000đ
10.Dầu Tràm Huế
Dầu tràm huế cùng là một món đặc sản Huế làm quà hết sức lý tưởng cho bạn. Dầu tràm không giống như những đặc sản khác là có thể ăn được. Nhưng những công dụng của dầu tràm cũng khiến bạn phải một lần mua đặc sản này để làm quà đấy.
Dầu Tràm Huế
10.1 Tác dụng của dầu tràm:
Có rất nhiều tác dụng mà bạn phải kể đến như:
Xem Thêm : Chợ Phiên Quán: Các món Tây Bắc chuẩn vị, mang ẩm thực vùng cao về Đà Lạt
Chống lạnh, tránh gió, tránh ho, trị muỗi đốt, xua đuổi kiến rất hiệu quả. Dầu tràm sử dụng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ là rất tốt. Dầu tràm không mang tính chất nóng, được làm từ cây tràm gió nên cho dù bạn có xoa nóng nhưng đâu vẫn không gây bỏng rát cho da.
10.2 Nguyên liệu để làm dầu tràm Huế là gì?
Nguyên liệu chính để tạo nên dầu tràm đó là cây tràm gió, bộ phận để sử dụng chưng cất dầu tràm đó là lá của cây tràm gió.
10.3 Mua dầu tràm Huế ở đâu và giá như thế nào?
Một chai dầu tràm có giá từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
1/6/15 Tôn Quang Phiệt – TP Huế
Quốc lộ 1A, Xã Lộc Thủy, Huyện Phú Lộc, Tỉnh TT Huế.
11. Nón lá bài thơ
Nói đến Huế mà không nói đến nón là bài thơ là một sự thiếu sót. Bất kể du khách trong nước hay nước ngoài đến Huế du lịch đều mua cho mình một chiếc nón để đội, hay đó là làm kỷ niệm.
Nón bài thơ của Huế có rất nhiều màu sắc khác nhau, nhưng đặc điểm chung đó là có sự thanh thoát trong từng chiếc nón nhưu sự dịu dàng của con gái Huế vậy.
Nón bài thơ Huế
11.1 Nguồn gốc tạo ra nón lá bài thơ
Làng Tây Hồ,chính nơi xuất xứ nón bài thơ xứ Huế, Nằm bên dòng sông Như Ý. Làng Tây Hồ thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, từ lâu đã nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống.
Đây cũng được xem là vùng đất đã từng nổi danh có nhiều cô gái xinh đẹp, làm say đắm biết bao chàng trai trong vùng
11.2 Nguyên liệu để tạo nên nón là bài thơ
Nguyên liệu chính để tạo nên nón lá đó là lá kè hoặc lá xanh.
11.3 Mua nón lá bài thơ ở đâu?
12. Hải sản Huế
Ở Huế có biển khá nổi tiếng là Thuận An, khi du khách đến Huê du lịch thì ngoài việc tắm biển và tham quan ra. Thì nhiều du khách còn ghé đến các cửa hàng ngay tại biển để mua nhiều loại đặc sản Huế như: mực khô , cá khô, chả khô….để về làm quà.
hải sản khô
13. Rượu Cung Đình Huế Nhất Dạ Đế Vương
Ngoài trà cung đình ra thì Rượu Cung Đình Huế cũng được xem là một món đặc sản bạn nên mua về làm quà. Rượu cung đình Huế có 2 loại là: Liên hoa huyết tửu và Hoàng triều ngự tửu. Đây là 2 loại rượu được chế biến cầu kỳ, công phu và phục chế lại theo công thức và toa thuốc được ghi chép bởi Thái Y Viện Triều Nguyễn. Để mua được loại rượu này các bạn đến tại Địa chỉ: 24 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế để mua nhé
rượu đế vương
14. Bánh đậu xanh trái cây Huế.
Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc,… nhưng có một loại bánh độc đáo rất ít người biết là bánh trái cây. Nghe đến cái tên bánh trái cây khiến thực khách liên tưởng rằng bánh được làm từ nhiều trái cây tươi. Thế nhưng không phải, nguyên liệu chính để tạo ra loại bánh này chính là đậu xanh.
bánh đậu xanh
14.1 Nguyên liệu để làm bánh:
Gồm: đậu xanh, rau câu và phẩm màu tự nhiên.
14.2 Cách làm bánh:
Đậu xanh được chọn lọc kỹ rồi đem ngâm vào nước nóng, đãi cho vỏ đậu xanh lóc ra hết, chỉ lấy phần nhân, rồi đem nấu chín rồi xay nhuyễn. Nêm nếm thêm đường theo định lượng có sẵn, rồi cho vào hỗn hợp đậu vừa xay. Để hỗn hợp này có độ ẩm để dễ dàng cho việc tạo hình thù cho nhiều loại quả khác nhau, các bạn cần quấy đều tay trong lúc nấu khoảng chừng 4 tiếng đồng hồ.
15. Bánh chưng Nhật Lệ
Thông thường nhắc đến bánh chưng thì người ta chỉ nghỉ đến những ngày tết thôi. Nhưng ở Huế thì khác, bánh chưng vẫn được bán trong những ngày thường. Không những thế, bánh chưng còn ngon nữa.
Những người đến Huế muốn mua bánh chưng thì phải ghé qua Nhật Lệ, chỉ nơi đây mới bán bánh chưng ngon và lạ. Cái tên Bánh chưng Nhật Lệ cũng xuất phát từ địa chỉ bán này.
Để làm được món bánh chưng Nhật Lệ thì khá tỉ mỉ và chi tiết trong khâu chọn nếp , lá, thịt và làm nhụy bánh.
Bánh sẽ ngon hơn khi ăn nguội, giá bánh chỉ rơi vào khoảng 50 -70/cặp bánh. Tuy nhiên giá này còn phụ thuộc vào chi phí khấu hao nhiều thứ. Nếu du khách đến Huế thì hãy ghé đường Nhật Lệ để hỏi mua đặc sản này Huế này nhé.
Bánh chưng Nhật lệ là một trong những đặc sản Huế làm quà có tiếng nhất
16. Trà vả Huế.
Nói đến Trà Huế thì người ta nghĩ ngay đến Trà cung Đình, hiếm ai nghĩ đến Trà Vả bao giờ. Nhưng đó lại là nét lạ thường trong phong cách đặc sản Huế.
Người chế tạo ra loại trà này là Mai Quốc Bảo, anh nhận thấy những tác dụng to lớn từ quả vả nên đã dày công nghiên cứu để cho ra sản phẩm là Trà Vả này.
Trà vả này khác với những loại trà khác là, sau khi uống hết nước trà vả thì các bạn có thể ăn luôn xác trà cũng được. Hiện trà vả phân bố một số vùng như: Quảng Bình, Quảng Trị , Đà Nẵng..và một số thành phố lớn khác,.
Để mua được loại trà này, các bạn phải về tận Trụ sở chính là: Tổ 3, KV 3, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: (0234) 3684649
VPĐD tại Huế: 70 Tịnh Tâm, TP Huế – Điện thoại: 0943 733 168
trà vả huế
17. Đang cập nhật
II.Tổng Kết:
Với bài viết “Danh sách 17 loại đặc sản Huế làm quà với giá rẻ như cho” . Chúng tôi nghĩ, phần nào các bạn đã chọn được những món quà ưng ý để tặng cho gia đình và bạn bè phải không nào? Huế là thế đó, nhỏ bé lắm.
Nhưng đặc sản thì không thua bất cứ tỉnh thành nào đâu, thêm đó nữa là giá rẻ đến bất ngờ. Chúc các bạn có chuyến đi du lịch ở Huế thật vui và ý nghĩa. Và đừng quên tham gia tour Huế 1 ngày để tận tay mua những món đặc sản này nhé
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực