Chăm sóc da

Cách trị khô da tay, nứt gót chân vào mùa đông

Mỗi khi mùa đông đến, thời tiết trở nên hanh khô hơn. Cơ thể con người không tạo đủ chất dầu để giữ cho da mềm mại nữa. Da không còn lớp dầu bảo vệ nên sẽ bị mất hơi nước nhanh, các tế bào vì thế mà khô đi dẫn đến da bị khô rát, nứt nẻ.

Cách trị nứt gót chân hiệu quả tại nhà, trị khô da tay vào mùa đông

Cảm giác khó chịu, khô rát nhức nhối xuất hiện cả trên đôi bàn tay và bàn chân của bạn. Đặc biệt gót chân – nơi phải di chuyển sẽ dễ bị nứt nẻ, gây cảm giác đau rát, nhức nhối. Đặc biệt khó chịu khi các vết nứt vướng vào tất chân mỗi khi xỏ tất vào hoặc cởi tất ra.
Vậy làm thế nào để trị chân tay khô, nứt nẻ vào mùa đông?
Một câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm mỗi khi mùa đông đến.
Hôm nay Emvaobep sẽ chia sẻ đến cho chị em những phương pháp hữu dụng giúp trị chân tay khô, nứt nẻ đơn giản mà hiệu quả.
Cach tri chan tay kho rap nut ne vao mua dong

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

I. Nguyên nhân của việc khô da tay, nứt gót chân vào mùa đông:
Để điều trị hiệu quả chúng ta cần phải nắm được các nguyên nhân gây ra tình trạng khô ráp, nứt nẻ của tay chân.

– Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Chúng ta tiếp xúc với nước và xà phòng quá nhiều, tắm nước quá nóng sẽ làm cho da chân tay khô sần nứt nẻ bị mất đi độ ẩm tự nhiên, thường xuyên sử dụng máy sưởi ấm trong nhà cũng làm cho da khô, không chăm sóc da thường xuyên, thiếu nước trong cơ thể.
– Tuổi tác: Khi tuổi càng cao da chúng ta càng trở nên mỏng hơn và khô hơn.
– Thời tiết: Vào mùa đông, nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, tuần hoàn máu bị chậm lại, các chức năng của liên bào lipid giảm và làm giảm luôn sự bài tiết bã nhờn gây trở ngại cho việc hình thành lớp màng lipid mượt mịn cho da. Dẫn đến da bị nứt nẻ, khô ráp.

II. Những giải pháp giúp trị khô da tay, nứt gót chân vào mùa đông:
Thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc nứt nẻ tay chân.

Cách trị nứt gót chân hiệu quả tại nhà, trị khô da tay vào mùa đông

– Mùa đông nên uống đủ lượng nước để đảm bảo rằng cơ thể không thiếu nước. Nên uống khoảng 2-4 lít/ngày.
– Đeo gang tay khi dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ… để bảo vệ tay của bạn không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa hoặc các dụng cụ lau chùi. Nhưng cần lưu ý chỉ nên đeo trong khoảng 10-15 phút rồi cởi ra để tay không bị bí. Và sau khi tháo bỏ gang tay thì nên rửa sạch tay và để khô, rắc chút phấn rôm giúp tay khô và mịn màng hơn.

1. Cách trị khô da tay, nứt gót chân vào mùa đông bằng mật ong và dầu dừa

Bạn Đang Xem: Cách trị khô da tay, nứt gót chân vào mùa đông

Mật ong được chị em tin dùng để làm đẹp với nhiều công dụng. Không chỉ nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong – là cách trị da mặt khô rất hiệu quả mà còn giúp da tay, da chân chống lại các vi khuẩn có hại do các thành phần chất kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong.
Dùng 1 muỗng cà phê mật ong trộn với 2 muỗng cà phê dầu dừa trộn thật đều rồi thoa lên tay chân để trị da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc.
– Xem thêm: 8 cách sử dụng dầu dừa để làm đẹp tại nhà mà bạn nên biết.

2. Trị khô da tay, nứt gót chân vào mùa đông bằng muối

Muối đơn giản, dễ tìm và sẵn có trong bất kì khu bếp nào.
Muối có hiệu quả rất tốt trong việc làm mềm da, diệt khuẩn.
Bạn hãy ngâm chân, ngâm tay trong 1 chậu nước muối mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, giúp thư giãn và làm mềm da, tẩy tế bào chết, tránh nguy cơ da khô nứt nẻ và bong tróc trước thời tiết giá lạnh và hanh khô của mùa đông.

Cách trị nứt gót chân hiệu quả tại nhà, trị khô da tay vào mùa đông

Xem Thêm : Review chi tiết serum vi dưỡng tái tạo da chống lão hóa Olay Collagen

3. Cách trị nứt nẻ chân tay bằng chanh

Tính axit có trong quả chanh sẽ loại bỏ những vùng da chết, tái sinh làn da mới. Bạn chỉ cần pha nước cốt chanh với 1 chậu nước ấm rồi ngâm chân trong khoảng 15 phút, sau đó rửa với nước sạch. Lượng vitamin C trong chanh giúp da sánh mịn hơn và là chất dưỡng ẩm tuyệt vời.

4. Trị khô ráp, nứt nẻ tay chân bằng việc Massage thường xuyên

Bạn hãy bỏ ra 10 phút hàng ngày để massage và dưỡng ẩm cho đôi tay, đôi chân của mình giúp cho làm da của bạn mềm mại và mịn màng hơn.

Xem Thêm : Cách chăm sóc da mùa hè cho làn da tươi tắn cả ngày

5. Cách li các vết thương với nước

Bác sĩ Joseph, chuyên khoa về da nói: “Việc căn bản là phải tránh tiếp xúc với nước bằng mọi giá. Hãy nghĩ rằng nước là axít phá hủy bàn tay (chân) bạn. Khi bạn rửa tay chân, lớp dầu bảo vệ da cũng bị rửa đi mất. Vì thế, da bạn bị mất nước nhanh chóng hơn, khiến tay chân của bạn càng khô ráp hơn”.

6. Dùng lotion để trị khô ráp, nứt nẻ chân tay

Các loại lotion – chất sền sệt đựng trong bình dành cho các phụ nữ bôi để tránh bị khô da, có bán tại hầu hết các nhà thuốc tây – đều có công dụng dưỡng da, giữ cho da không bị mất nước.
Chất này có tác dụng giống như dầu của cơ thể tiết ra để bảo vệ da vậy.
Hãy áp dụng lotion để thoa lên các vị trí nứt nẻ khô ráp. Nếu vẫn chưa đỡ, hãy dùng chất bảo vệ da chứa độ sệt hơn đó là kem dưỡng (cream). Sau cùng, có thể dùng chất sệt nhất là ointment (tất cả đều có bán tại các cửa hàng thuốc tây).
Khi dùng các loại trên, nên thoa trước một lớp mỏng, xoa đều, rồi thoa thêm một lớp nữa. Hai lớp mỏng sẽ bảo vệ tốt hơn một lớp dày.

7. Sử dụng tất tay, tất chân bảo vệ da khô, nứt nẻ

Một đôi găng tay bằng vải hay bằng da có thể làm bàn tay nứt nẻ mau lành hơn. Tương tự, nếu bị nứt nẻ ở chân, bạn nên mang tất. Các vật dùng bằng vải hay da này bảo vệ tay hoặc chân bạn tránh khỏi sự cọ xát trong những động tác thường ngày. Chúng còn giữ cho tay chân không bị bẩn và nhờ đó không phải rửa thường xuyên.
Nếu phải rửa bát hoặc làm vườn, hãy mang găng tay bằng cao su để ngăn nước thấm vào tuy nhiên không nên mang găng cao su quá lâu, vì như vậy da sẽ không đủ không khí; hơn nữa da tay lại toát mồ hôi, có thể gây nứt nẻ nhiều hơn.

Trên đây là một số chú ý và các phương pháp hữu dụng để trị khô da tay, nứt gót chân vào mùa đông mà bạn nên áp dụng theo.
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với bạn bè, người thân của bạn để áp dụng theo nhé.

Xem thêm:
Dưỡng môi khô nứt nẻ vào mùa đông bằng mật ong.
Cách chữa trị da khô, nứt nẻ vào mùa đông cực tốt.

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Chăm sóc da

Related Articles

Back to top button