Có thể nói, rùa tai đỏ là một loài thú cảnh được khá nhiều người yêu thích hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tìm mua rùa tai đỏ ở những cửa hàng bán rùa cảnh hoặc cá cảnh. Tuy nhiên không phải ai cũng đã nắm được kỹ thuật nuôi rùa tai đỏ đúng cách nhất để rửa luôn phát triển khỏe mạnh. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Topcachlam để có thể tìm hiểu cách nuôi rùa tai đỏ khỏe mạnh và không bị bệnh nhé.
Chuẩn bị trước khi nuôi rùa tai đỏ
Bạn Đang Xem: Cách nuôi rùa tai đỏ đúng kỹ thuật, khỏe mạnh
Chuẩn bị gì trước khi nuôi rùa tai đỏ
Dụng cụ nuôi
Dụng cụ nuôi rùa, bạn có thể mua một chiếc bể, có kích thước phù hợp với số lượng rùa mà bạn muốn nuôi. Bể nuôi cần có nắp đậy bằng lưới hoặc nắp thoát khí. Vật liệu bằng nhựa hoặc kính sẽ tạo lớp đáy bể tốt, nhựa sẽ không làm bài một phần bụng của rùa làm giảm nguy cơ bị nấm vỏ.
Rùa tai đỏ rất thích lặn và tìm thức ăn vì thế nên bạn thiết kế một chiếc bể có độ sâu vừa đủ. Nếu nuôi với số lượng từ 2 con trở lên thì bạn nên thiết kế một cái bể rộng để chúng không phải cạnh tranh lãnh thổ. Bể nên có thiết bị lọc nước được thiết kế riêng.
Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước khi nuôi rùa tai đỏ, bạn nên duy trì ở mức 27 °C với những con rùa đang bị bệnh hoặc ốm yếu. Duy trì nhiệt độ từ 25 °C cho các con rùa tai đỏ khỏe mạnh trên một tuổi.
Xem Thêm : Bánh ngải – Đặc sản Bắc Sơn Lạng Sơn hút hồn du khách
Nhiệt độ tại khu vực khô cạn nên cao hơn 10 °C so với nhiệt độ dưới nước để kích thích rùa lên phơi nắng. Nhiệt độ không khí trong bể thích hợp nhất ở mức 26 ° C.
Ánh sáng
Rùa tai đỏ cần có điện chiếu sáng tia UVA và UVB Để chuyển hóa vitamin và ánh sáng nhiệt. Bạn nên sử dụng đèn UV từ 5% trở xuống. Các bóng đèn u rê cần được thay thế sáu tháng một lần. Bạn nên sử dụng thêm đèn sưởi để duy trì nhiệt độ môi trường sống của rùa cao hơn 10°C với môi trường sống ở dưới nước.
Khi thiết kế hệ thống bóng đèn trong bể nuôi rùa, bạn không nên để rùa tiếp cận trực tiếp với bóng đèn vì nó có thể làm cho rùa bị bỏng hoặc bóng bị nổ có thể làm tổn thương đến rùa.
Cách nuôi rùa tai đỏ đúng kỹ thuật
Quá trình nuôi rùa tai đỏ
Chọn giống rùa
Bạn có thể mua rùa ở những cửa hàng uy tín chứ không nên bắt từ tự nhiên về nuôi, những con rùa bắt về từ tự nhiên rất khó nuôi vì chúng không quen với môi trường nuôi nhốt. Bạn nên mua rùa ở những cửa hàng cá cảnh hoặc rùa cảnh vì nó đều là những con được nuôi sinh sản tại các trại nhân giống nên sẽ đảm bảo không có bệnh tật.
Cho rùa ăn
Xem Thêm : Trà sữa The Alley Đà Nẵng – Lô A30 đường 2/9 gần cầu Rồng
Thức ăn của rùa tai đỏ khá đa dạng, vì thế bạn nên cho chúng ăn theo một chế độ: rau và nước chiếm 50%, thực phẩm khô 25%, thực phẩm protein sống 25%. Các loại rau tốt cho rùa tai đỏ bao gồm: lá của cà rốt, rau cải, rau xà lách, củ cà rốt, rau muống, hoặc các loại bèo như bèo tấm, bèo lục bình,….
Rùa tai đỏ không hề ăn hoa quả trong môi trường tự nhiên, vì thế bạn nên cho chú tránh xa hoa quả. Nếu muốn cho chúng ăn hoa quả thì chúa sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Vừa có thể ăn được cả côn trùng, sâu bọ và cả mùi. Đối với các loại thực phẩm khô thì bạn nên chọn thực phẩm có chứa ít protein và ít chất béo. Nên nhớ không cho rùa ăn tôm khô bởi vì chúng không cung cấp dinh dưỡng cho rùa.
Chăm sóc rùa
Rùa tai đỏ sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe nếu như bạn để nước bị bẩn hoặc cho thức ăn thiếu chất dinh dưỡng. Một số vấn đề thường gặp rùa tai đỏ khi mới nuôi như:
- Nhiễm trùng mắt: mắt rùa híp lại, sưng hoặc chảy nước. Bạn cần phải đưa đến bác sĩ thú y đồng thời nâng cấp hệ thống lọc nước
- Mai rùa mềm: nếu mai rùa mềm thì có nghĩa là chúng đang sống trong môi trường thiếu ánh sáng và bị thiếu canxi để trao đổi chất
- Rùa không ăn: vừa bị nhiễm khuẩn và cần đưa đến bác sĩ thú y để điều trị kháng sinh
- Rùa thở khò khè hoặc hôn mê: đây là dấu hiệu của rùa bị nhiễm trùng đường hô hấp có thể là cảm cúm hoặc viêm phổi. Bạn cần phải đưa đến bác sĩ thú y để điều trị kịp thời
- Rùa có vết thương trên cơ thể: nếu như rùa có vết thương hở trên cơ thể bạn có thể dùng dung dịch providone iodine và vệ sinh môi trường sống của chùa thật sạch sẽ.
Chăm sóc rùa tai đỏ
Nếu như bạn có nhiều thời gian thì nên cho rùa ra ngoài phơi nắng vào buổi sáng sớm. Không nên cho dừa sôi nóng vào buổi trưa bởi vì lúc này thời tiết thường quá nóng không thích hợp.
Như vậy, bài viết trên đây Topcachlam đã cung cấp cho bạn những kỹ thuật nuôi rùa tai đỏ cơ bản nhất. Hy vọng với những thông tin này, nó sẽ giúp cho bạn trong quy trình nuôi rùa tai đỏ trở thành một thú cưng trong gia đình bạn nhé.
Topcachlam
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực