Cách nấu bún cá thu Đà Nẵng được nhiều người yêu thích nhờ nước dùng đậm đà, thịt cá ngọt, ít xương và nguyên liệu cực kỳ đơn giản. Cụ thể, chỉ với một vài lát cá thu cùng thơm, cà chua, hành tây là có thể nấu thành món bún cá thơm ngon chuẩn vị rồi. Nếu bạn đọc đang tìm một món ăn để đổi vị cho cả gia đình thì hãy tham khảo công thức món ăn này nhé. Chi tiết về cách nấu sẽ có ngay sau đây!
- Review 10+ quán bánh căn Đà Lạt ‘thổ địa’ bật mí ngon rẻ
- Top 10+ món ngon giúp bạn trả lời câu hỏi “Ăn gì ở Quy Nhơn?”
- Cách làm món mực ống trứng chiên nước mắm chuẩn ngon nhà hàng
- Top 10 công thức làm món ốc ngon đơn giản
- Vả trộn Huế món ăn gây thương nhớ cho người xa quê – Cách làm món khai vị Vả trộn ngon đúng điệu.
1. Nguyên liệu nấu bún cá thu Đà Nẵng cần những gì?
Bún cá thu là món ăn quen thuộc với người dân và khách du lịch khi đến thành phố Đà Nẵng. Đặc trưng của món ăn này là phần nước dùng ngọt thanh, thịt cá béo và ít xương hơn so với bún cá ngừ hay bún cá nục. Ngoài ra, trong cách nấu bún cá thu ở Đà Nẵng cũng rất đơn giản, người dân chỉ dùng một vài nguyên liệu quen thuộc để giữ độ ngọt, thơm của cá thu tươi. Bạn đọc hoàn toàn có thể nấu món bún cá thu thành công tại nhà bằng những nguyên liệu sau:
Bạn Đang Xem: Cách nấu bún cá thu Đà Nẵng đơn giản với thơm, cà chua và hành tây
- 1,5 kg cá thu
- 4 – 5 quả cà chua
- 1/4 quả thơm
- 1/2 củ hành tây
- 1/2 củ hành tây thái mỏng
- Gia vị: hành củ băm, tỏi băm, sả băm, sả cắt khúc, hành lá, ngò rí
- Rau ăn kèm: giá, rau thơm, bắp chuối, rau thơm
Mẹo chọn cá thu tươi ngon:
- Cá thu nên chọn con có đuôi còn nguyên vẹn, da hơi nhớt, bụng chắc, mang cá tươi, mắt sáng, da ánh lóng lánh.
- Nếu không ở gần biển, bạn đọc có thể chọn cá thu tươi cấp đông hoàn toàn. Lưu ý, không nên chọn cá thu ướp đá vì sẽ không đảm bảo nhiệt và ảnh hưởng đến chất lượng của cá.
Cá thu tươi là nguyên liệu chính giúp món bún cá ngon và hấp dẫn. Ảnh: Youtube Bếp của Vợ
2. Cách nấu bún cá thu Đà Nẵng ngon chuẩn vị
Cách nấu bún cá thu ngon quan trọng ở khâu chọn cá và sơ chế cá sao cho cá không bị tanh, giữ nguyên được vị ngọt tự nhiên khi nấu nước dùng. Ở khâu này theo tìm hiểu của Cachnau.vn người dân Đà Nẵng có những bí quyết như sau.
2.1. Các bước sơ chế nguyên liệu
- Cá thu mua về rửa sạch, cắt khúc, giữ nguyên phần đầu. Rửa sạch với giấm và muối hạt để cá không còn mùi tanh.
- Ướp cá thu chung với 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê hành băm, tỏi băm. Dùng muỗng đảo đều cho cá ngấm gia vị.
- Cà chua rửa sạch, thái múi cau, chia làm hai phần.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, cắt làm đôi. Một nửa thái lát mỏng để riêng, nửa còn lại cắt múi cau.
- Dứa gọt bỏ cùi, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo.
Xem Thêm : Địa chỉ lò heo sữa quay nha trang nguyên con ngon giá rẻ nhất
Cá thu sau khi làm sạch nên ướp với gia vị để thịt cá được đậm đà. Ảnh: Youtube Bếp của Vợ
2.2. Hướng dẫn chi tiết cách nấu bún cá thu với nước dùng đậm đà
Dưới đây là thứ tự các bước nấu bún cá thu, bạn đọc lần lượt làm theo các hướng dẫn sau nhé:
2.2.1. Chiên sơ cá thu
- Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo. Đợi dầu nóng già thì tiến hành chiên áp chảo cá thu để cá được săn lại, trong quá trình nấu cá sẽ không bị rục ra.
- Khi cá đã vàng sơ hai mặt, chín tới thì vớt cá ra ngoài. Đặc điểm của cá thu tươi là thịt cá tươi ngon, mềm và ngọt, chính vì vậy khi rán cá lên bạn sẽ cảm nhận được vị cá thơm, không tanh, thịt cá có độ ngậy và béo.
Chiên áp chảo giúp cá thu đẹp hơn và không bị nát khi nấu. Ảmh: Youtube Bếp của Vợ
2.2.2. Nấu nước dùng bún cá thu
- Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi khoảng 2 muỗng canh dầu màu điều và một chút dầu ăn. Cho hành tím, tỏi băm, sả băm, sả cắt khúc và phi thơm lên. Khi sả, tỏi đã thơm, cho 1/2 cà chua và 1/2 phần thơm, ớt đập dập vào chung luôn.
- Khi cà chua hơi mềm thì nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi cho 3 lít nước vào nồi.
- Nước dùng sôi thì cho phần cá thu đã chiên sơ vào nồi. Nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh muối, 1 muỗng đường phèn. Khi nồi nước dùng sôi lên thì hạ nhỏ lửa nhỏ, dùng muỗng vớt bớt bọt. Sau đó nêm nếm lại gia vị lần nữa cho vừa khẩu vị gia đình.
- Cho luôn phần thơm, cà chua còn lại, hành tây thái múi cau, đầu hành vào nồi. Lưu ý, không nên cho hết cà chua và thơm vào một lần, mục đích của việc chia làm hai và cho vào sau là để phần cà chua và thơm được nguyên vẹn và đẹp hơn.
Xem Thêm : Các loại trái cây tốt nhất cho thận mà người suy thận nên ăn
Phi thơm tỏi, hành và sả băm giúp nước dùng thơm và đánh được mùi tanh của cá. Ảnh: Youtube Bếp của Vợ
2.2.3. Làm nước mắm ăn kèm
- Để làm nước mắm bạn đọc cần 3 muỗng canh đường, 1,5 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh giấm ăn cho vào chén.
- Dùng muỗng khuấy đều cho phần đường tan ra, sau đó thêm 2 muỗng canh nước lọc và đánh cho tan lần nữa. Nếu bạn đọc không thích nước mắm ngọt có thể gia giảm lượng đường cho phù hợp với khẩu vị gia đình.
Có thể gia giảm gia vị để nước mắm ăn kèm phù hợp với gia đình. Ảnh: Youtube Bếp của Vợ
2.3. Hoàn thành và thưởng thức món ăn
- Trụng sơ phần bún với nước sôi rồi cho ra tô. Múc 1 phần cá thu, cà chua, thơm, đầu hành lên cá rồi cho ra đĩa.
- Chan lên tô bún hỗn hợp cà chua, thơm, hành tây thái mỏng, một ít hành tỏi phi rồi chan nước dùng lên trên. Bún cá thu ăn lúc còn nóng, ăn kèm với các loại rau thơm, nước mắm tỏi ớt.
- Bún cá thu khi thưởng thức có hương vị nước dùng đậm đà, thịt cá ngọt, mềm và thơm. Bên cạnh đó là màu sắc đẹp mắt của cà chua, thơm và các loại rau ăn kèm.
Bún cá thu có nước dùng đậm đà, hấp dẫn hòa quyện cùng vị ngọt tự nhiên của thịt cá. Ảnh: Youtube Bếp của Vợ
Có thể thấy rằng, cách nấu bún cá thu Đà Nẵng ở trên không khó. Bạn đọc chỉ cần mua được cá thu tươi là gần như thành công với món bún cá độc đáo này. Còn các nguyên liệu khác cũng chỉ nên dùng thơm, cà chua, hành tây để giữ nguyên hương vị gốc của cá mà không cần thêm nước hầm xương bạn nhé!
Đức Lộc
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực