Huế – mảnh đất cố đô không chỉ nổi tiếng bởi sự nguy nga tráng lệ của các lăng tẩm. Và nét dịu dàng thơ mộng của thiên nhiên non nước hài hòa. Huế còn là ‘kinh đô ẩm thực’ làm khách du lịch say lòng. Các món ăn ở Huế dân dã, bình dị như chính nét đẹp duyên dáng của người miền Trung vậy. Dù trong nhà hàng sang trọng hay đang ngồi ở quán cóc ven đường. Khách du lịch vẫn cảm nhận đủ đầy hương vị đặc trưng của Huế không lẫn vào đâu được. Khám phá ẩm thực Huế đâu thể bỏ qua cơ hội được nếm thử những món ăn ngon đã gắn liền với Huế.
- Hướng dẫn cách làm bánh trung thu nhân trứng muối tại nhà
- Bánh Mì AA Happy Bread – 14 Hùng Vương Đà Nẵng – Top 1 khách Hàn Quốc
- Trà sữa ngon nhất top 5 và cách làm trà sữa tại nhà
- Giải ngố “Mùa Hè Nhật Bản” ở Khu Vui Chơi Giải Trí SNOW TOWN với TUYẾT THẬT 100% duy nhất Sài Gòn
- Canh cua bao nhiêu calo? 7 cách nấu canh cua ngon ngọt cho bữa cơm gia đình
1. Cơm hến
Bạn Đang Xem: Ẩm thực Huế: Top 5 món ăn đặc sản làm say mê du khách
Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, bột ngọt và muối.
Hến ngâm nước gạo một thời gian để thải hết bùn đất, rửa sạch, đem luộc cho đến khi hến mở vỏ. Lấy nước luộc sau khi đã để lắng, đổ hến ra sàng để lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến, ngoài ra thì cũng không thể thiếu các loại gia vị đi kèm. Các phần khác gồm có: cơm trắng để nguội, khế chua, rau thơm, dọc mùng, bắp chuối thái chỉ, nước mắm, hồ tiêu, hành phi, muối vừng, ớt tượng, tóp mỡ, da heo phơi khô chiên phồng, mắm ruốc sống, đậu phộng rang vàng nguyên hạt, ớt bột tao dầu.
Tất cả đều để nguội. Duy có nước hến phải được giữ cho nóng sôi. Bát cơm hến được trộn từ tất cả các thành phần trên rồi chan nước hến. Cơm hến thường được ăn với ớt thật cay mới đúng vị; còn đối với bún hến thì có lẽ sẽ ngon hơn nếu ăn khô.
Cơm hến, Huế
Cơm hến, Huế
2. Bún bò Huế
Thật không sai nếu gọi bún bò Huế là linh hồn của ẩm thực Huế bởi món ngon nơi đây đã theo bước chân ai có mặt khắp mọi miền đất nước. Bởi người ta thích, người ta ‘nghiện’ vô cùng cái vị ngọt thanh mà đậm đà của bún bò xứ Huế, ăn rồi là nhớ ngay. Nhắc đến bún bò Huế, phải kể tới nước dùng được hầm từ xương để có vị ngọt và mùi vị đặc trưng, không quá nồng nhưng đủ để thực khách cảm nhận rõ ràng nhất. Tiếp đến là miếng giò chân giò, thêm một miếng giò tự nắm, vài lát thịt bò thái mỏng đầy ắp cả tô, có cả màu xanh đẹp mắt của lá hành tươi thái nhỏ.
Bún bò Huế ăn kèm với rau sống đủ loại, vừa mang ra là nhúng ngay vào nước còn nóng của tô bún. Nếu thích, thực khách có thể cho chút mắm ruốc Huế để tăng thêm vị. Du khách có thể ghé các quán bún Ông Vọng đường Nguyễn Du, số 22 đường Lê Lợi, 13 đường Lý Thường Kiệt để thưởng thức tô bún bò cay nồng ngon nhất xứ Huế.
Xem Thêm : Công thức bánh bao đơn giản, vỏ trắng thơm mềm xốp
Bún Bò Huế
Xem Thêm : Công thức bánh bao đơn giản, vỏ trắng thơm mềm xốp
Bún Bò Huế
3. Cơm âm phủ
Cơm âm phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Trước đây, món ăn này vẫn được lưu truyền với câu: “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình/ Có quán Âm phủ ma rình phía sau”. Tuy có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn này có hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.
Tương truyền, món ăn độc đáo này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa khi Đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh.
Lúc này, vua đói và mệt nên đã ăn ngon lành hết sạch chén cơm. Khi về cung, ngài cứ lưu luyến mãi hương vị nên sai đầu bếp thêm các nguyên liệu chế biến lại. Về sau, món cơm được đặt tên là “cơm âm phủ”.
Cơm âm phủ, Huế
Cơm âm phủ, Huế
4. Bánh bèo
Du lịch Huế, có dịp lang thang khắp các con đường khi trời chập chạ tối, bạn sẽ gặp các dì đẩy xe đến góc đường, bày biện bàn ghế nép vào một góc của vỉa hè hay dọn hàng ra trước mặt nhà, bắt đầu bán đủ thứ bánh ngon của Huế. Người Huế thích các loại bánh chế biến từ bột gạo để làm bữa ăn phụ nên đây còn được xem là nét văn hóa ẩm thực riêng của cố đô. Du khách có thể ghé hàng quán ngồi ăn chơi chén bánh bèo, dĩa bánh bột lọc hoặc vài lá bánh khoái tôm thịt nóng hổi.
Xem Thêm : Ăn gì ở Phan Thiết? 15 món ăn Phan Thiết ngon khó cưỡng kèm địa chỉ quán
Có lẽ loại bánh này mỏng manh như cánh bèo nên người ta đặt cho nó cái tên thật nhẹ nhàng là “ bánh bèo”. Bánh bèo trắng mịn, giòn dai trộn lẫn vị ngọt, đậm đà của tôm và thịt nạc bằm, xen vào chút cay nồng vị ớt Huế, vị chua ngọt của nước chấm, vị thơm của chút dầu hành, mỗi thứ 1 xíu thôi nhưng làm cho món bánh bèo trở lên hấp dẫn và ngon mát lạ kỳ.
Bánh bèo, Huế
Bánh bèo, Huế
5. Cơm chay
Nếu đã chán chê các món ăn mặn, muốn để thanh lọc cơ thể và thay đổi khẩu vị thì hãy chuyển sang các món chay khi du lịch Huế. Huế nổi tiếng là vùng đất tâm linh của Phật giáo, nên cơm chay ở Huế rất ngon, được chế biến đa dạng thành nhiều món ngon chẳng kém thức ăn mặn.
Ở Huế có rất nhiều quán ăn chay mà du khách có thể ghé ăn, nhưng ngon nhất phải kể đến Liên Hoa ở số 3 đường Lê Quý Đôn. Tại các chùa, du khách cũng có thể tìm được hương vị đặc trưng của các món chay. Để cho thuận tiện và thưởng thức món chay ngon, du khách hãy tìm đến chùa Từ Đàm vì nơi đây nằm trong nội đô thành phố – đường Điện Biên Phủ và có nhiều sư nữ nên chắc chắn sẽ nấu các món ngon hợp khẩu vị của du khách.
Cơm chay Huế
Cơm chay Huế
Tuyến đường Hồ Chí Minh – Thừa Thiên-Huế dài khoảng 1027 km. Trung bình mỗi ngày có khoảng 8 chuyến xe khách chạy tuyến đường này bắt đầu từ 5h00 đến 21h00 bởi 4 nhà xe: xe Tâm Minh Phương , xe Hoàng Long , xe Minh Đức , xe Hương Ty vận hành. Thời gian di chuyển trên chặng khoảng 22 giờ.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực