Hải Dương – Vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng. Nhưng để đóng góp và phát triển du lịch Hải Dương thì ẩm thực đóng vai trò quan trọng không kém. Khi nhắc đến đặc sản, món ngon Hải Dương là nghĩ ngay đến vải thiều Thanh Hà, bánh đậu xanh, gà Mạnh Hoạch hay bánh đa gấc… và nhiều món ngon nức tiếng gần xa.
Nếu bạn sắp có chuyến du lịch Hải Dương trong thời gian tới, nhưng chưa biết ăn gì? ăn ở đâu? thì tham khảo ngay bài viết này nhé. Dưới đây có thông tin các món ăn ngon ở Hải Dương kèm theo giá và địa điểm ăn uống. Giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời.
Bạn Đang Xem: 13 Đặc Sản, Món Ngon Hải Dương Nổi Tiếng, Nghỉ Đến Là Thèm
1. Bánh Đậu Xanh
Bánh đậu xanh là một đặc sản nổi tiếng ở Hải Dương, du lịch đến vùng đất này ai cũng một lần thưởng thức đặc sản bánh đậu xanh và mua mang về làm quà cho người thân. Bánh được làm tư bột đậu xanh nguyên chất, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Sự độc đáo, hấp dẫn của bánh nằm ở những công đoạn chế biến tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người chế biến. Bánh đậu xanh khi thưởng thức sẽ thơm ngon béo ngậy quyến rũ.
Tủy theo khẩu vị, du khách có thể lựa chon bánh đậu xanh có độ ngọt khác nhau. Có loại bánh cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen hay lạc nhân vào bánh. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thơm, bùi của đậu, chút ngậy quyến rũ nhưng không ngán của mỡ lợn, chút ngọt của đường kết tinh và mùi tinh dầu man mát của hoa bưởi. Bánh đậu xanh thường được thưởng thức khi dùng với nước chè, sẽ tạo nên hương vị đậm đà, thanh ngọt, khiến cho người ăn có cảm giác thư thái.
- Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 đồng/ hộp 200g
- Địa chỉ tham khảo: Cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Nguyên Hương – 68 Trần Hưng Đạo, P. Trần Hưng Đạo, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
2. Vải Thiều Thanh Hà
Nước ta có nhiều loại vải, nhưng vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là “bà hoàng” của các loại vải, vải thiều có vị ngọt dịu mát, không gắt, hương thơm thoang thoảng mà ăn xong vẫn còn vương vấn mãi. Vải thiều Thanh Hà hạt nhỏ, màu nây đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày mọng nước. Hàng năm, từ đầu tháng tư (âm lịch), người dân trồng vải bắt đầu vào vụ vải sớm.
Người dân Thanh Hà trồng tới 5 loại vải, và được gọi với cái tên là: vải Trứng trắng, vải Trứng gai, vải U hồng, vải Tàu lai, vải Thiều. Sở dĩ gọi là vải Thiều vì giống vải này được cho rằng có nguồn gốc từ Thiều Châu, Trung Quốc. Vải Thiều là trà vải cho thu hoạch muộn nhất trong năm. Trái vải lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đậm hơi sần sùi. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu mát hòa lẫn với mùi thơm của nước vải ngấm vào tận răng người ăn. Hương vị của vải thiều Thanh Hà khi ăn xong còn vương vấn mãi.
- Giá tham khảo: 40.000 – 80.000 đồng/ 1kg
- Địa chỉ tham khảo: Chợ ở xã Thanh Khê, Thanh Hà, Hải Dương
3. Bánh Gai Ninh Giang
Nhiều người từng thưởng thức bánh gai, nhưng mấy ai được thưởng thức bánh gai Ninh Giang – Hải Dương. Nếu du khách từng thưởng thức chúng thì chắc hẳn hương vị của bánh sẽ khiến du khách tò mò và muốn khám phá vùng đất này. Bánh gai là một loại bánh nổi tiếng ở miền Bắc nước ta, nhưng mỗi nơi làm bánh theo cách riêng và tạo được hương vị đặc trưng riêng của từng vùng. Và bánh gai Ninh Giang cũng để lại những dấu ấn đặc biệt với người thưởng thức.
Bánh gai Ninh Giang được làm từ bột nếp, đậu xanh, deo dẻo, thơm ngậy. Võ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn. Bánh gai được chế biến tỉ mỉ là vậy, nhưng cách thưởng thức cũng phải có “nghệ thuật”, cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Cảm nhận được mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người thưởng thức phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một.
- Giá tham khảo: 2.000 – 10.000 đồng/ cái
- Địa chỉ tham khảo: Bánh gai Ninh Giang – Thôn Hữu Chung, Xã, Tân Phong, Ninh Giang, Hải Dương
4. Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt
Nghề làm bánh đa gấc đã có hơn 30 năm tại thị trấn Kẻ Sặt và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngày này, bánh đa gấc vẫn giữ được vị ngon ngọt không đâu sánh bằng, và nổi tiếng gần xa và trở thành thứ quà quê không thể thiếu của những người con Hải Dương. Nguyên liệu làm bánh gồm những nguyên liệu giản dị như gạo, đường, vừng, lạc, dừa thái mỏng và hương vị gừng tươi.
Để làm được những chiếc bánh đa thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn. Yếu tố quyết định đầu tiên là tỷ lệ gạo, gấc, đường phải cân đối, hợp lý. Bánh đa gia truyền có màu vàng óng nhưng hiện nay người ta còn cho thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn, vì vậy mới có tên là bánh đa gấc Kẻ Sặt. Những chiếc bánh đa có màu sắc bắt mắt, vị bùi của lạc, vị ngọt của dừa, vị thơm nồng của gừng tươi hòa lẫn với mùi hương gạo mới.
- Giá tham khảo: 80.000 – 90.000 đồng/ chục
- Địa chỉ tham khảo: Chợ Kẻ Sặt – Thị trấn Kẻ Sặt, Bình Giang, Hải Dương
5. Bún Cá Rô Đồng
Xem Thêm : 2 cách làm bánh Pancake chỉ với 1 quả trứng, không cần dùng bột
Nói về các loại bún, thì ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Cùng một tên gọi là bún nhưng mỗi vùng miền món ăn lại được chế biến theo hương vị khác nhau. Món bún cá cũng vậy, chúng ta biết đến nhiều loại bún cá khác nhau trong các món ngon ở miền Bắc. Nhưng để nói có hương vị khó quên, cách chế biến rất riêng mang hương vị thôn quê, thì phải nhắc đến bún cá rô đồng Hải Dương. Từ khâu chọn nguyên liệu cá, đến cách nấu tạo nên dấu ấn ẩm thực từ xa xưa mang âm hưởng dân dã.
Bún cá rô đồng tưởng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người làm. Cá được luộc chín, bóc thịt ra riêng rồi phi cùng hành mỡ có mùi thơm nức. Nước dùng của bún cá rô cũng chế biến tỉ mỉ, nước trong và đạm đà vị ngọt của cá, người ta có thể bỏ ít gừng tươi để mùi hương thêm phần quyến rũ. Tô bún cá nóng hỏi, nước dùng ngọt thanh đậm đà có chút chua nhẹ, thịt cá rô xào béo ngậy, thơm phức ăn cùng những sơi bún trắng thơm ngon hấp dẫn. Hương vị vừa lạ vừa quen, kích thích vị giác vô cùng.
- Giá tham khảo: 20.000 – 50.000 đồng/ tô
- Địa chỉ tham khảo: Quán Hải Yến – 27 Yết Kiêu, Bảo Tháp, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
6. Rươi Tứ Kỳ
Con rươi được biết đến là một loại đặc sản vô cùng đặc biệt tại vùng phía Bắc nước ta, đặc biệt là ở vùng đất Tứ Kỳ – Hải Dương. Hải Dương là vùng thuộc châu thổ sông Hồng, bao quanh là những con sông lớn, nên thời điểm tháng 8 âm lịch có rất nhiều rươi. Con rươi được chế biến thành món chả, món ăn thơm ngon nhất vùng quê này. Ngoài ra, con rươi được chế biến thành nhiều món ăn khác như: lẩu rươi, rươi kho, rươi chiên xù. Những món ăn chế bế từ rươi mang đến giá trị dinh dưỡng rất cao.
Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm ngon hấp dẫn. Món chả rươi có thể chinh phục mọi thực khách khó tính nhất. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà, và mùi thơm thanh thanh của vỏ quýt kết hợp với húng thơm hấp dẫn lưu lại hương vị khó quên. goài chả rươi còn có món nem rươi, lẩu rươi, rươi rang muối… cũng được ưa thích.
- Giá tham khảo: 350.000 đồng/ 350g
- Địa chỉ tham khảo: Thôn An Lao, Tứ Kỳ, Hải Dương
7. Bánh Dày Gia Lộc
Bánh dày Gia Lộc Hải Dương thơm dẻo, trắng xinh là món đặc sản của vùng đất này, chỉ một lần thưởng thức sẽ làm du khách nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé nơi này. Nếu có dịp đi qua thị trấn Gia Lộc (Hải Dương) du khách nên dừng chân và thưởng thức chiến bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh làm quà cho người. Những chiếc bánh dày trắng mịn, dẻo thơm của xôi nếp, hòa quyện với mùi của lá chuối xanh được gói bên ngoài, đã trở thành một đặc sản trứ danh của thị trấn Gia Lộc.
Công đoạn chế biến bánh dày rất đơn giản, nhưng đòi hỏi tay nghề người thợ làm bánh phải vào bậc nghệ nhân. Khi thưởng thức, du khách sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận được vị đậm đà của hương nếp trong từng miếng bánh quyện với hương thơm lá chuối. Bánh dày có thể ăn kèm với giò lụa, xôi nén ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương. Giữa vô vàn những thứ quà ăn sáng như phở, bún, cháo… chiếc bánh dày truyền thống vẫn được nhiều du khách lựa chọn như một món ăn đậm vị quê hương.
- Giá tham khảo: 10.000 đồng/ cặp
- Địa chỉ tham khảo: Cửa hàng tại thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, Hải Dương
8. Gà Mạnh Hoạch
Gà Mạnh Hoạch là đặc sản có tiếng của tỉnh Hải Dương, với hương vị độc đáo gà đã gây thương nhớ cho biết bao du khách. Gà Mạnh Hoạch là tên của một quán ăn nổi tiếng ở Hải dương, chứ không phải tên của một loại gà. Người chủ của món gà này tên là Phạm Hồng Hoạch. Căn nhà cấp 4 của ông trước năm 1998 dùng làm quán bán nước trà, thuốc, kẹo, bánh ăn lót dạ cho các cánh xe chạy liên tỉnh từ phía Bắc. Thỉnh thoảng chiêu đãi các bác tài quen bằng đĩa cổ cánh, khi là cặp đùi gà hay bát cháo gà. Món ăn bình thường, cùng cách chế biến không có gì đặc sắc nhưng lại được các bác tài chuyền tai nhau món gà ở quán này đặc biệt thơm ngon. Tiếng lành đồn xa, quán của ông Hoạch đã được nhiều người biết đến và món gà trở thành món chính của quán ông.
Loại gà của quán ông Hoạch dùng chế biến món ăn chỉ là giống gà bình thường, tuy nhiên cách nuôi vô cùng cầu kì. Gà được ông thả rong trong một khoảng vườn rộng và mỗi ngày đuổi cho gà chạy 7 lần thì thịt gà mới săn chắ và ngon được. Cách chế biến gà Mạnh Hoạch trước đây rất đơn giản và theo cách truyền thống như: gà luộc, gà rán, gà chiên,… Tuy nhiên, hiện nay quán phục vụ thêm các món ăn phong phú và cầu kỳ hơn. Ví dụ như lẩu gà, chân gà rút xương, gà hấp lá chanh, gà nấu miến,… Mỗi món của món đều có một vị ngon riêng. Nhưng đều có điểm chung là thịt gà rất chắc, độ dai vừa đủ.
- Giá tham khảo: 170.000 – 180.000 đồng/ con
- Địa chỉ tham khảo: Km 67, QL5, Phạm Xá, Kim Thành, Hải Dương
9. Bánh Lòng Kinh Môn
Hải Dương là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa ẩm thực. Nổi tiếng với những đặc sản được du khách gần xa biết đến như bánh đậu xanh, bánh gai Ninh Giang, vải thiều Thanh Hà, rươi Tứ Kỳ, bánh dày Gia Lộc… Một trong số những đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến Hải Dương đó là Bánh Lòng Kinh Môn. Món bánh nổi tiếng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi ý nghĩa đặc biệt của nó trong văn hóa người dân nơi đây. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cùng với bánh chưng, ở vùng đát Kinh Môn, Hải Dương trong mâm cỗ tết không thể thiếu những cỗ bánh lòng.
Xem Thêm : Cafe Út Tịch Đà Nẵng – 71-73 Nguyễn Thái Học
Để làm ra những khuôn bánh lòng thơm ngon, người làm bánh phải mất rất nhiều thời gian, công sức và khó có thể hoàn thành nếu chỉ có một đến hai người thực hiện. Cũng vì sự cầu kỳ, công phu mà ngày càng ít hộ gia đình trong hai xã An Phụ và An Sinh (thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương) còn tiếp tục làm. Bánh lòng khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,… bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của rừng, bỏng gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang và đường quyện lại. Món đặc sản ở Hải Dương này dù chưa được phổ biến rộng rãi nhưng khi thưởng thức sẽ để lại ấn tượng khó quên.
- Giá tham khảo: 50.000 đồng/ 500g
- Địa chỉ tham khảo: Các quán tại xã An Phụ, huyện Kinh Môn, Hải Dương
10. Bánh Cuốn
Bên cạnh bánh đậu xanh Hải Dương thì bánh cuốn cũng là một đặc sản nổi tiếng. Về thành phố Hải Dương, tìm đến con phố Bắc Sơn, con phố nổi tiếng với món bánh cuốn đã được đưa vào từ điển Wikipedia. Tại đây có quán bánh cuốn bà Thấu gắn liền với thương hiệu bánh cuốn Hải Dương. Từ một thương hiệu bánh cuốn bà Thấu, ngày nay hàng loạt quán bánh cuốn mọc lên ở khắp thành phố Hải Dương.
Quán bánh cuốn bà Thấu nổi tiếng từ lâu đời và hiện tại con gái bà nối nghiệp bánh cuốn của bà, chính vì thế hương vị vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi. Khi thưởng thức bánh cuốn tại đây, du khách sẽ thấy bánh cuốn được tráng mỏng, bột bánh mềm, mịn mà vẫ giữ được độ dai tự nhiên, không hề bị bở. Nhân bánh cuốn là thịt bầm, mộc nhĩ và ăn kèm với thịt xiên nướng. Đặc biệt là không thể thiếu chén nước chấm thơm ngon, đậm đà được pha theo công thức riêng biệt, không giống bất cứ nơi nào.
- Giá tham khảo: 20.000 – 25.000 đồng/ phần
- Địa chỉ tham khảo: Bánh cuốn Bà Thấu – Số 1 Lê Lợi, P. Quang Trung, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
11. Bánh Đúc Đậu
Phố Tuy An (Tp. Hải Dương) từ lâu nổi tiếng với những món ăn dân dã, đậm chất dân tộc. Không xa hoa, phô trương nhưng đồ ăn ở đây vẫn níu chân được nhiều du khách. Trong đó, món bánh đúc đậu là món ăn bình dị hấp dẫn du khách. Bánh đúc đậu Hải Dương không phải kiểu canh bánh đúc như bánh đúc nóng ở Hà Nội, mà bánh đúc đậu được làm bằng bột gạo, kết hợp với lạc dừa. Thường thức bánh đúc đậu chấm với mắm tôm hoặc tương bần phải gọi là đúng điệu. Ăn kèm với đậu rán vàng đúng bài.
Nhiều du khách sau khi thưởng thức nhận xét dù đây không phải là món ăn khoái khẩu của họ nhưng khi nếm thử thì khá ngon so với cảm nhận. Bánh đúc có ở nhiều nơi nhưng bánh đúc đậu Hải Dương làm cùng lạc thì nhiều nơi chưa có nên đây cũng là món ngon đáng để thử khi đến đây.
- Giá tham khảo: 20.000 – 30.000 đồng/ phần
- Địa chỉ tham khảo: 27A Tuy An, tp Hải Dương, Hải Dương
12. Ổi Liên Mạc
Ổi là cây trồng nổi tiếng của người dân xã Liên Mạc (Thanh Hà). Dịp này về xã Liên Mạc, du khách sẽ ấn tượng bởi những vườn ổi bạt ngàn, sai trĩu quả. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi cây vải thất thế, người dân trong xã đã chuyển sang trồng ổi. Lúc đầu trồng ổi bo sần Thái Bình rồi chuyển sang ổi Thái Lan và đến ngày nay người dân trồng cả 2 giống ổi này để đáp ứng nhu cầu thị trường. Người dân trong xã còn nắm chắc kỹ thuật trồng ổi trái vụ, cho năng suất, mang lại giá trị kinh tế cao.
Năng suất bình quân mỗi sào ổi khoảng 2 tấng, trừ chi phí, mỗi gia đình thu nhập từ 7 triệu đồng/sào. Hiện nay người dân địa phương đang thu hoạch ổi trái vụ, tuy năng suất không nhiều nhưng giá cả cao hơn chính vụ. Tùy vào chăm sóc, tuổi thọ trung bình của cây ổi từ 5-6 năm. Trồng ổi vất vả nhất là thời điểm làm cành, bọc và treo quả. Để quả ổi có chất lượng cao, người trồng ổi thường xuyên học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau đồng thời tìm hiểu kỹ thuật chăm bón nhằm kéo dài tuổi thọ của cây.
- Giá tham khảo: 10.000 – 12.000 đồng/ kg
- Địa chỉ tham khảo: Thôn Văn Mạc, xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
13. Hành Tỏi Kinh Môn
Hành, tỏi là một sản phẩm nổi tiếng của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ở Kinh Môn, người dân trồng hành tỏi quanh năm, với diện tích và sản lượng lớn nhất nước, vì thế nơi đây được ví như “kinh đô” hành, tỏi của cả nước. Nhờ được trồng trên vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ, khí hậu thích hợp, người dân có kỹ thuật và nhiều năm kinh nghiệm, chăm sóc và bảo quản nên hành, tỏi Kinh Môn được đánh giá cao về chất lượng. Đặc sản này có củ to, chắc, hương vị thơm cay không có nơi nào sánh bằng.
Ngày nay, hành tỏi Kinh môn là gia vị không thể thiếu làm tăng thêm hương vị đậm đà, thơm ngon của nhiều món ăn. Hành, tỏi Kinh Môn có rất tốt cho sức khỏe như kháng khuẩn, giảm triệu chứng cảm cúm, tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiều căn bệnh như tim mạch, ung thư… Hiện nay, hành tỏi Kinh môn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu sang các trị trường trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Australia, Liên minh châu Âu (EU)…
- Giá tham khảo: 70.000 – 90.000 đồng/ kg
- Địa chỉ tham khảo: Thôn An Bộ, xã Hiệp Hoà, Kinh Môn, Hải Dương
Vừa rồi là những món ngon Hải Dương mà du khách có thể thưởng thức khi ghé đến vùng đất địa linh nhân kiệt. Mỗi món ngon, đặc sản tại vùng đất này sẽ giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực, văn hóa và con người nơi đây.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực