Như chúng ta biết tỉnh Đăk Lăk bao gồm hai tỉnh đó là Đăk Nông và Đăk Lăk. Do đó, những đặc sản của Đăk Lăk khá tương đồng với Đăk Nông. Chính vì thế, bài viết này chúng tôi chỉ nói về đặc sản Đắk Nông làm quà. Mời các bạn đón đọc.
Bạn Đang Xem: 12 món ăn ngon được xem là đặc sản Đắk Nông bạn có thể ăn hoặc mua làm quà.
Trước khi đọc bài viết này, các bạn cần xem qua mục lục bài viết nhé, để tiện theo dõi.
8 loại trái cây dân giã được xem là đặc sản Đắk Nông.
1.Cà phê Đức Lập
cà phê Đức Lập
Để có những hạt cà phê chín thành quả, người nông dân Đăk Nông phải mất rất nhiều thời gian chăm sóc như bón phân, tỉa cành, làm cỏ….trải qua thời gian mới đến vụ thu hoạch, qua quá trình sơ chế mới tạo nên hạt cà phê thơm ngon như ngày hôm nay.
Không những thế, cuộc sống của người dân Tây Nguyên nói chung và người dân Đăk Nông nói riêng rất khổ, nắng nhiều mưa ít nên làm kinh tế rất khó khăn. Nhờ hạt cà phê mà cuộc sống của người dân nơi đây tạm ổn định, và tạm thoát nghèo.
Hiện nay ở Đăk Nông có cà phê Đức Lập đã tạo ra một dấu ấn riêng trên thị thường Việt Nam, cùng với đó là cà phê Trung Nguyên một đặc sản của TP Buôn Mê Thuột cũng đã có mặt hơn 60 quốc gia trên thế giới. Chính vì thế nếu bạn là một người đam mê cà phê thì có thể mua đặc sản này về nhé.
2. Hạt tiêu Đắk N’rung
2.1 Giới thiệu về hồ tiêu.
Hồ tiêu hay còn gọi là tiêu ăn, là một loài cây leo trồng chủ yêu để lấy hạt. Hạt tiêu sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô và sơ chế để phục vụ trong bữa ăn thường nhật của chúng ta. Hiện nay tiêu được phân nô ở ở Đắk N’rung thuộc huyện cách Đắk Song. Với khả năng chăm sóc của mình, hạt tiêu đã trở thành đặc sản tại Đăk Nông.
Hạt tiêu Đắk N’rung
2.2 Vai trò của hạt tiêu trong cuộc sống
Hạt tiêu là gia vị rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn của mọi gia đình, nó không chỉ kích thích vị giác giúp ăn ngon hơn, mà còn có tác dụng chống táo bón, buồn nôn va bệnh viêm khớp mãn tính. Ngoài ra còn diệt vi khuẩn và ngừa một số bệnh ung thư và tim mạch.
2.3 Hạt tiêu có mấy loại?
Hiện nay có 2 loại tiêu, đó là tiêu trắng và tiêu đen. Tiêu trắng hay còn gọi là tiêu trắng có tác dụng trị tiêu chảy, sát khuẩn, và thổ tả…
Còn tiêu đen ngoài việc làm cho bữa ăn thêm đa vị ra, nó còn trị cảm hàn trong bát cháo tiêu hành, tan khí lạnh ở ngoài và làm ấm bụng và tăng sức nóng bên trong. Không những thế, nếu các bạn xây mụn hạt tiêu đó ra, và rải trên đường chuột hay đi, thì có thể đuổi chuột đấy.
Đối với người dân Đăk Nông nói chung và người dân xã Đắk N’rung nói riêng, hạt tiêu đã góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con nơi đây, cải thiện cuộc sống của họ, và có thể thoát nghèo.
3. Khoai lang Tuy Đức
3.1 Giới thiệu về khoai lang Tuy Đức.
Tuy Đức là huyện biên giới ở Đăk Nông nổi tiếng với khoai lang, và nó cũng là một trong những đặc sản ở Đăk Nông bạn có thể mua về làm quà được. Trước đây khoai lang chỉ là một loại củ dùng để chống đói thôi, nhưng giờ đây nó đã trở thành đặc sản mà không có tỉnh thành nào cạnh tranh nổi.
Khoai lang Tuy Đức
3.2 Vì sao khoai lang Tuy Đức là đặc sản của Đăk Nông?
Vì khoai lang Tuy Đức có ngoại hình đẹp và chất lượng hơn khoai lang ở những vùng khác , nên nó đã trở thành một thực phẩm của nhiều tay buôn. Nhờ thế mà khoai lang ở Tuy Đức được giá, trở thành món hàng ăn nên làm ra của người dân Huyện Tuy Đức.
Khoai lang được Huyện Tuy Đức cho xây dựng thương hiệu, đảm bảo tính được tính an toàn, sạch và chất lượng nên càng có giá trị. Chính vì thế, khoai lang ở Huyện Tuy Đức giờ không còn là đặc sản nữa mà là bộ mặt của Huyện.
3.3 Vai Trò của Khoai Lang Tuy Đức đối với cuộc sống.
Hiện nay với thương hiệu đã nổi tiếng không chỉ trong tỉnh, mà khoai lang ở Huyện Tuy Đức còn được các thương lai ở Đức Trọng – Lâm Đống đặt mua. Đó là điều hứng khởi của người dân ở Huyện Tuy Đức nói chung, và tỉnh Đăk Nông nói riêng. Vì ở Đà Lạt cũng có đặc sản Đà Lạt, nhưng các doanh nghiệp ở Lâm Đồng vẫn về mua, chứng tỏ giá trị mà khoai lang đem lại là rất cao.
Theo phóng viên của VOV, Từ ngày đưa giống cây khoai lang về, đời sống, kinh tế của người dân huyện biên giới Tuy Đức đi lên thấy rõ. Những ngôi nhà cao tầng ở đây mọc lên ngày càng nhiều. Trên đường huyện, đường thôn, mỗi năm lại thêm những chiếc xe hơi sang trọng rong ruổi, mà chủ xe là chính những nông dân khoai lang. Hàng ngày, từng đoàn xe tải lớn vẫn ra vào tấp nập thu mua, không kém gì những vùng kinh tế phát triển.( trích nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/nhung-ty-phu-lam-giau-tu-khoai-lang-o-tuy-duc-588430.vov)
Nếu bạn đã đến Đăk Nông du lịch, thì có thể đến Huyện Tuy Đức để chơi và tham quan. Nếu muốn, du khách có thể mua một ít đặc sản Đắk Nông này về làm quà nhé.
4 Bơ sáp Đắk Mil
Bơ sáp Đắk Mil được xem là giống bơ quý ở Đắk Nông nói riêng và cùng đất Tây Nguyên nói chung.
Xem Thêm : Cách làm cá kho chuối xanh đậm đà hương vị quê nhà!
Bơ sáp Đắk Mil
4.1 Đặc điểm của bơ sáp Đắk Mil
Đặc điểm của loại bơ này đó là quả dài như quả đu đủ, vỏ bơ thì mỏng và rất trơn tru, khi chín có màu xanh,vàng xanh, hay đỏ tím và đỏ sẫm tùy loại, vỏ hạt mỏng, mặt ngoài hạt trơn láng.
Bơ là một trong những loại trái cây không chứa cholesterol mà lại có nhiều chất béo (hàm lượng chất béo rất cao 15-30%) tốt cho cơ thể con người. Mùa thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9, Bơ sáp được trồng nhiều tại huyện Đắk Mil. Chính vì những lý do đó, nên bơ sáp Đắk Mil được xem là đặc sản Đắk Nông làm quà hấp dẫn nhất.
4.2 Vai trò của bơ sáp Đắk Mil đối với cuộc sống
Hiện nay bơ sáp không chỉ là đặc sản của Đăk Nông mà nó còn là nguồn mang lại kế sinh nhai cho người dân nơi đây. Bơ sáp Đắk Mil là giống bơ cho năng suất, chất lượng tương đối cao. của bơ sáp Đắk Mil là giống bơ cho quả to, thơm ngon và hiếm có.
Bơ sáp Đắk Mil chủ yếu trồng vào cùng mùa với cà phê , tiêu nhưng vẫn phát triển tốt và tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Hiện nay bơ sáp đã được đưa vào diện cây ăn quả chủ lực của huyện và cần được nhân rộng mô hình để cải thiện và phát triển đời sống của người dân nơi đây.
5.Rượu cần
Nói đến rượu cần thì người ta nghĩ ngay đến những lễ hội của người Tây Nguyên nói chung, và người dân Đắk Nông nói riêng. Người Tây Nguyên uống rượu bằng những ống cần và uống chung lại với nhau trong một chiếc hủ rượu cần to. Đây cũng là nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên mà chỉ có những vùng đất núi rừng mới có.
Rượu cần Đắk Nông
5.1 Nguyên liệu làm rượu cần
Để làm được một hũ rượu cần phải có gạo hoặc ngô, khoai, sắn, y dĩ, chuối, dứa, củ mài và một số loại cây, củ, quả khác cùng men rượu. Vỏ trấu và chum đựng,
5.2 Cách làm rượu cần.
Cách làm phổ thông và đơn giản nhất là dùng gạo tẻ hoặc nếp) đãi sạch, ngâm nước lã hoặc nước ấm 3-54 giờ đồng hồ.
Sau đó, đổ ra rá, dội nước lạnh cho sạch, trộn đều gạo hoặc nếp với vỏ trấu, đồ chín kỹ rồi đổ ra mẹt, để chút cho nguội, rồi trộn đều men, theo tỷ lệ một gạo hai trấu (1 kg gạo, 2 kg trấu) 1/2 lạng men (không kể một số loại men mạnh bằng lá tươi).
Ủ kỹ bằng lá (hoặc ni lông thật kín) từ 5-7 ngày đến khi dậy mùi thơm, đem đổ vào chum (hoặc hũ) bịt thật kín (dùng tro bếp sạch, hoà nước đặc sền sệt đắp kín, chặt miệng chum) để ở nơi khô ráo, sạch sẽ mười ngày sau thì đem uống.
6. Măng chua rừng
Đến với Đăk Nông không, chúng ta không chỉ được thưởng thức những hương vị như rượu cần, cà phê..mà thêm một đặc sản Đắk Nông nữa mà chúng ta có thể mua về làm quà đó là măng chua rừng.
Măng chua rừng
6.1 Có bao nhiêu loại măng chua?
Để có được măng chua rừng, người dân cần phải đi vào rừng sâu để bẻ những đọt măng này. Măng ở đây có 3 loại đó là măng mai, măng tre, măng giang. Đối với măng giang thì đột măng chỉ nhỏ bằng ngón tay cái nên khi làm món măng chua bạn có thể tùy ý để thái mỏng hay không, còn đối với măng tre và măng mai do kích cỡ bự nên khi làm chúng ta có thể thái mỏng ra.
6.2 Chế biến măng chua như thế nào?
Măng sau bóc vỏ và thái mỏng xong, đem ngâm với nước pha loãng ít muối trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày cho lên men. Sau đó, cho thêm ớt và bỏ vào ủ trong chậu sành, khoảng 2 tuần là men chua đã chín và có thể lấy ra dùng được.
7. Xoài Đắk Gằn
Đặc sản Đắk Nông làm quà không thể không nhắc đến Xoài Đắk Gằn. Ở Xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil hiện có khoảng 750 hecta cây ăn quả, mà chủ yếu là xoài, ổi…Trồng cây ăn quả đã mở ra hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trên địa bàn xã.
Xoài Đắk Gằn
Được trời phú cho vùng đồi đất dốc cát pha, và sét pha cát có nhiều sỏi đá, khá cằn cỗi nên không phù hợp với những loại cây trồng khác chỉ phù hợp với mỗi cây xoài.
Có một điểm đáng lưu ý là cây xoài ở Ở Xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil cho ra quả suốt 3 mùa nên đóng góp rất nhiều vào đời sống của người dân ở xã Xã Đắk Gằn. Vì sự đặc biệt như thế, nên khách đên đây du lịch vẫn có thể chiếm ngưỡng loại trái cây này trong 3 mùa. Xoài lá loại trái cây dễ di chuyển, nên khi đến đây du lịch rồi thì các bạn vẫn có thể mua đặc sản này về nhà làm quà nhé.
8. Sầu riêng Đắk Mil
Thêm một đặc sản Đắk Nông làm quà nữa mà chúng tôi muốn đề cập đó là Sầu riêng Đắk Mil. Đặc sản này có hương thơm và vị béo bùi khiến cho bất kể ai ăn rồi thì không thể quên được. Với mệnh danh là “ ông hoàng” của nhiều loại trái cây ở Đăk Nông, nên được nhiều du khách ăn và mua về làm quà.
Sầu riêng Đắk Mil
Xem Thêm : Ẩm thực Ninh Thuận: Top 5 đặc sản của vùng đất đầy nắng gió
Sầu riêng là một trong những trái cây có chất lượng tại Đăk Nông, chính vì thế được rất nhiều thương lái ở Miền Tây và Đông Nam Bộ đến mua. Đều đó cho thấy, sầu riêng ở Đăk Nông ngon và không kém cạnh sầu riêng ở ĐBSCL.
Nhờ trồng được sầu riêng Đắk Mil, nên cuộc sống của người dân Đắk Mil phát triển lên rất nhiều. Chính vì thế, khi đến Đăk Nông du lịch, mua một ít đặc sản Đắk Nông làm quà là góp phần tăng thu nhập cho cuộc sống vốn còn khốn khó ở đây.
9. Cá lăng sông Sêrêpốk
Cá lăng sông Sêrêpốk là một đặc sản của vùng núi Tây Nguyên này. Cá lăng là loài cá da trơn, đầu bẹp như cá trê ở vùng đồng bằng. Do sông Sêrêpôk có dòng chảy quanh năm nên cá lăng sống ở đây có thịt chắc hơn những vùng khác, và có khối lượng nặng hơn cá lăng ở vùng khác.
Cá lăng sông Sêrêpốk chỉ phù hợp với món nướng chấm với muối ớt và món lẩu cá lăng với măng chua rừng.
Nướng trên than hồng, phần thịt cá tươm mỡ béo, phần da vàng giòn rụm, phần đầu và đuôi có thể dùng để nấu măng chua ăn với bún tươi.
Khi nướng cá lăng trên than hồng, các bạn có thể ngửi thấy mùi thơm của cá, phần da cá vàng giòn rụm. Phần đầu và đuôi cá có thể chế biến một số món như măng chua ăn với bún tươi
Cá lăng sông Sêrêpốk
10. Cơm lam Đăk Nông
Trong mỗi miếng cơm lam, người ăn có thể cảm nhận được vị ngọt và thơm của gạo dẻo trong mùi hương của nứa. Nguyên liệu để làm nên cơm lam này đó là gạo dẻo hoặc gạo nếp, 2 loại gạo này khi ăn sẽ gây cho cảm giác ngán. Nhưng khi chế biến thành món cơm lam, thì người ăn rất khó để ngán. Cơm là là một đặc sản của tỉnh Đăk Nông, món ăn tuy dân giã nhưng chúng ta có thể thấy được sự tài tình trong cách chế biến của họ.
Thực sự mà nói trong cái khó ló cái khôn. Những con người vốn sống thực thà, chỉ biết lo nương rẫy, nhưng họ đâu ngờ những món ăn thường ngày của họ lại là đặc sản nổi tiếng của nhiều khách du lịch.
>>>>>Lưu ý nhỏ
Đặc sản ở Tây Nguyên thì tỉnh nào cũng có cơm lam. Vậy món cơm lam của Gia Lai có gì khác với cơm lam của Đắk Nông? Mời bạn xem bài viết
“top 8 món ăn được xem là đặc sản của TP Pleiku – Gia Lai “để hiểu thêm về đặc sản cơm lam của Đắk Nông nhé.
Cơm lam Đăk Nông
11. Canh thụt đọt mây
Đọt mây có chiều dài hàng chục mét, thuộc loại dây leo, có gai bao bọc bên ngoài. Đọt mây nằm sâu ở trong rừng được người Đăk Nông đi lấy về, sau đó rửa sạch, gọt bỏ phần sần sùi bên ngoài, chỉ giữ lại phần ruột trắng bên trong. Sau khi lấy phần ruột trắng, có thể đem nó đi luộc rồi chần qua nước lạnh. Sau đó đổ ra rá cho ráo nước và chờ để chế biến.
Canh thụt đọt mây được xem là món ăn quý của người M’nông, Mạ dùng để đãi khách quý và bạn bè trong các lễ hội. Ngoài ra, nguyên liệu để nấu canh thụt gồm măng, thịt, rau nhíp, hoặc cá suối, ít con mối và một ít dế dũi.
Canh thụt đọt mây là một đặc sản của tỉnh Đăk Nông, do đó khi đến đây du lịch các bạn đừng bỏ qua món này nhé. Lưu ý là món ăn này không đem về nhà được đâu, nếu các bạn học thuộc công thức thì có thể nhớ và mua nguyên liệu để nấu.
canh thụt đọt mây
12. Cà đắng
12.1 Nguồn gốc của cà đắng.
Trước đây cà đắng mọc hoang sơ trong rừng, sau đó được người dân đem về trồng sau vườn nhà để làm các món ăn phục vụ cho cuộc sống của họ.
Cũng giống như đặc sản Gia Lai, ở Đăk Nông cũng có món cà đắng. Tuy nhiên nhìn vào hình dáng thì có thể thấy ngoại hình của cà đắng Đắc Lắc khác xa so với cà đắng Đắk Nông rất nhiều.
cà đắng Đăk Nông
12.2 Vì sao Cà đắng là đặc sản ở Đăk Nông?
Vì loại cà này có vị đắng nhẹ, và có thể ăn sống nên rất thích hợp cho nhưng ai thích ăn sống. Tuy nhiên đã gọi là cà đắng thì ăn vào sẽ bị đắng, nhưng sau đó nó sẽ ngọt dần dần. Cà đắng thường xuất hiện trong mỗi bữa ăn của người dân ở Đăk Nông. Cà đắng thường nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép….
Nếu bạn thử và qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.Với sự kỳ lạ của nó, nên cà đắng đã trở thành món đặc sản ở Đăk Nông. Nếu các bạn học được cách chế biến, thì có thể mua cà đắng về nhà để chế biến nhé.
Tổng Kết:
Đi lên từ vùng đất khó khăn của vùng núi Tây Nguyên, Đăk Nông đã vươn lên mạnh mẽ nhờ phát triển nhiều loại cây ăn quả cho thu nhập cao. Mua một ít đặc sản Đắk Nông làm quà không chỉ thể hiện tình cảm của bạn đối với người dân Đăk Nông mà góp phần tạo thêm thu nhập cho họ. Với bài viết này, dacsanvietnam.co chia đặc sản Đăk Nông làm 2 loại, đó là đặc sản là những món ngon ăn tại chỗ như: canh thụt đot mây, cơm lam, hoặc cá lăng Sêrêpốk. Còn đặc sản Đăk Nông mua về làm quà đó là: Cà phê Đức Lập, hạt tiêu Đắk N’rung, khoai lang Tuy Đức, Bơ sáp Đắk Mil, Rượu cần, Xoài Đắk Gằn, Sầu riêng Đắk Mil
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực