Top 5 loại bánh ngon nhất được chế biến từ Bột gạo tẻ
So với loại gạo nếp thì gạo tẻ được sử dụng phổ biến và thường xuyên hơn. Trong thành phần của gạo tẻ, có chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Tinh bột, Protein, Vitamin, B1, Niacin, Vitamin C, Canxi, Sắt… Hôm nay Emvaobep.com sẽ giới thiệu đến bạn những loại bánh ngon nhất được chế biến từ bột gạo tẻ nhé.
Bạn Đang Xem: Top 5 Loại bánh ngon nhất được chế biến từ Bột gạo tẻ
Bánh tẻ
Bánh Tẻ hay còn gọi là Bánh Răng Bừa là một món ăn quen thuộc với nhiều người Miền Bắc được xem là món bánh truyền thống Việt Nam. Bánh Tẻ cũng là một nét đẹp trong văn hóa Việt đấy nhé! Hãy cùng Emvaobep.com làm loại bánh này nào.
Nguyên liệu:
- 300g bột gạo Tẻ
- 200ml nước
- 2 thìa dầu ăn
- 1 thìa bột nêm
- 1 xíu muối
- 150g thịt lợn băm
- ½ củ hành tây thái hạt lựu
- 1 nắm nhỏ mộc nhĩ
- Lá chuối, lá dong tươi
- Dây lạt để gói bánh
- Gia vị: Nước mắm, muối, tiêu
Cách làm:
- Bước 1: Lấy chén lớn, đổ bột vào chén. Sau đó cho thêm nước, dầu ăn, chút bột nêm, muối vào khuấy đều cho bột nở từ 4 – 5 tiếng.
- Bước 2: Trong lúc chờ bột khô bạn chuấn bị lá nhé. Nên luộc lá cho có độ dai và dễ gói. Tiếp theo xả qua nước lạnh và để ráo.
- Bước 3: Để làm nhân bánh, bạn cho dầu ăn vào chảo nóng rồi cho thịt răm vào xào. Nêm chút mắm, muối, tiêu. Mộc nhĩ ngâm nước nóng, rửa sạch rồi cho vào xào cùng thịt. Cuối cùng cho hành tây vào xào ráo nước vào chín. Nêm nếm lại gia vị khi nguội. Lưu ý: Bạn xào ở lửa vừa để thịt không ra nước nhé.
- Bước 4: Bạn lấy bột ra khỏi chén, cho vào nồi, thêm chút nước đun ở lửa to và liên tục khuấy đều để bột không bị đọng dưới đáy. Từ từ bắt nồi khỏi bếp và khuấy đều để bột không cháy. Để nguội rồi chuẩn bị gói.
- Bước 5: Lá chuối bạn lau khô. Sau đó, đặt ở dưới lớp lá rong hoặc lá chuối một màng bọc thực phẩm. Dùng thìa thấm quét một lớp dần ăn mỏng lên lá để bột không bị dính. Múc từng thìa bột đặt vào lớp lá đã chuẩn bị, tiếp theo là 1 thìa nhân, thêm 1 thìa bột nữa nhé. Sau đó, bạn cầm 2 mép lá theo chiều dọc từ từ gói bánh lại tạo thành hình dài và gấp lá thìa ở hai đầu lại. Sửa lại sao cho bánh phồng lên ở giữa và dẹp ở 2 đầu sẽ đẹp hơn nhé. Cuối cùng là dùng dây lạt buộc chặt.
- Bước 6: Cho bánh vào nồi hấp, bật bếp hấp trong khoảng 15 – 20 phút. Và giờ chúng ta đã hoàn thành xong các bước học làm bánh Tẻ rồi, cùng thưởng thức thôi nào.
Bánh đúc nóng
Miền Bắc trở lạnh mà được thưởng thức một chén bánh đúc nóng thơm ngon, nóng hổi thì thật tuyệt vời đúng không? Nếu bạn cũng đang “thòm thèm” và nhớ nhung cái hương vị quen thuộc ấy thì hãy cùng Emvaobep.com vào bếp làm món bánh này nhé.
Xem Thêm : Top 10+ Cửa hàng dimsum quận 7 TPHCM ngon líu lưỡi
Nguyên liệu:
- 150 gam bột gạo tẻ.
- 50ml dầu ăn.
- 100 gam bột năng.
- 200 gam thịt heo.
- 25ml dầu mè (không bắt buộc).
- 50 gam mộc nhĩ, nấm hương.
- Vài nhánh tỏi và hành khô.
- 1 mớ rau mùi rửa sạch, để ráo nước.
- Gia vị: Nước mắm, đường, tiêu, giấm hoặc chanh…
- 50 gam hành khô phi thơm.
Cách làm:
- Bước 1: Bạn cho bột gạo tẻ, bột năng và 1 thìa cafe muối cùng 1 lít nước vào một chiếc nồi inox to, đế dày. Tiếp theo, bạn dùng phới lồng khuấy đều để bột tan hết. Sau đó, bạn lọc hỗn hợp qua rây để thu được hỗn hợp bột thật mịn.
- Bước 2: Bạn bắc nồi bột này lên bếp rồi đun với lửa vừa phải. Trong khi đun, bạn nhớ dùng đũa khuấy đều liên tục để bột không bị bén. Sau khi đun khoảng 2 đến 3 phút thì hỗn hợp bắt đầu sệt lại, lúc này bạn cần vặn nhỏ lửa xuống mức thấp nhất.
- Bước 3: Khi thấy hỗn hợp bột đặc sệt lại và ngả màu trắng đục thì bạn cho 1 thìa dầu mè cùng 2 thìa dầu ăn vào và khuấy đều.
- Bước 4: Bạn bóc vỏ hành và tỏi, sau đó bằm nhuyễn.Nấm hương và mộc nhĩ, bạn cho vào ngâm nước ấm cho nở, sau đó cắt bỏ phần chân nấm, rửa sạch và bằm nhỏ.Thịt heo bạn rửa sạch rồi cho vào máy xay thịt và xay nhuyễn.
Bước 5: Bạn cho dầu vào chảo, phi thơm hành và tỏi khô rồi cho thịt, nấm hương, mộc nhĩ vào đảo đều.
Khi thấy thịt săn lại, bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho thêm 1 thìa tiêu cho dậy mùi thơm và tắt bếp. - Bước 6: Bạn pha giấm, nước và đường theo tỉ lệ 1:1:1. Bạn có thể nếm thử để cảm nhận và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với khẩu vị của mình. Tuy nhiên, nước chan bánh đúc này cần có độ chua chua, ngọt ngọt, khi ăn kèm bánh đúc sẽ vừa phải, cân bằng. Tiếp theo, bạn cho nước mắm vào và nếm thử lại để cân bằng giữa các vị chua, ngọt và mặn. Để nước mắm dậy mùi thơm, bạn nhớ cho thêm tỏi ớt bằm vào nữa nhé.
- Bước 7: Bạn múc bánh ra từng bát (nên chọn những chiếc bát có vành rộng), sau đó, bạn múc nhân thịt lên trên, chan một thìa nước mắm chua ngọt và cuối cùng là cho rau mùi, hành khô phi thơm lên trên là đã hoàn thành tô bánh đúc thơm ngon rồi đấy.
Bánh da lợn đậu xanh
Bánh da lợn là một trong những món ăn vặt thơm ngon được nhiều người yêu thích bởi độ dai dai cùng hương vị khó quên của nó. Bắt đầu làm ngay thôi nào.
Nguyên liệu:
- 500g bột năng
- 100g bột gạo tẻ
- 400g đường cát
- 10 lá dứa
- 200g đậu xanh không vỏ
- 600ml nước cốt dừa
- 1 ống vani
- Dầu ăn
Cách làm:
- Đậu xanh đem rửa sạch và ngâm với nước lạnh 4 tiếng cho mềm.
- Khi hết 4 tiếng, bạn rửa sạch lại rồi đổ đậu xanh vào nồi hấp hấp chín. Nếu không có nồi hấp, bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để hấp đậu.
- Khi đậu xanh đã chín bở thì bạn múc vào máy xay sinh tố, thêm 1 chút muối vào xay nhuyễn, mịn.
- Lá dứa đem rửa sạch, cắt từng khúc ngắn rồi cho vào máy xay, thêm một chút nước vào xay nhuyễn. Sau đó, bạn dùng rây lọc lọc lấy phần nước cốt để riêng.
- Cho 250g bột năng, 50g bột gạo, 200g đường vào bát tô, trộn đều.
- Chia hỗn hợp bột này thành 2 phần bằng nhau.Lấy 1 phần bột ra bát riêng, thêm nước cốt dừa, 2 ống vani cùng đậu xanh đã giã nhuyễn cho vào máy xay xay nhuyễn, mịn.
- Phần bột còn lại thì bạn đổ nước cốt lá dứa vừa vắt vào và trộn đều tay.
- Lấy nồi hấp, láng một lớp mỏng dầu ăn vào lòng khuôn rồi đặt khuôn vào nồi.
- Đổ một lớp hỗn hợp lá dứa trước, hấp trong khoảng 5 phút cho chín đều thì cho tiếp lớp bột đậu xanh vào.
- Tương tự, bạn đổ đè các lớp bột khác lên trên đến khi đầy khuôn thì dừng lại, mỗi lớp bột hấp khoảng 3 – 5 phút là được.
- Khi bánh chín thì bạn chỉ cần nhấc ra khỏi nồi, chờ bánh nguội hẳn thì úp ngược ra đĩa là được.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần cắt bánh và thưởng thức thành quả của mình. Bánh có hương vị thơm ngon, độ dai nhất định.
Xem Thêm : Khám Phá Ẩm Thực Ai Cập
Bánh xèo
Bánh xèo là loại bánh phổ biến ở Việt Nam, Nhật Bản và một số nước Châu Á khác. Không thể có được gói. bên trong cơ thể để thịt, tôm và các loại rau khác. Hãy cùng Emvaobep.com làm loại bánh này nhé.
Nguyên liệu:
- 150g bột gạo
- 200ml nước cốt dừa
- 30g bột nghệ
- 100g tôm tươi
- 100g thịt ba chỉ
- 50g đậu xanh bóc vỏ
- 40ml nước mắm
- 40g đường
- Tỏi, ớt, các loại sau khi sống như xà lách, quế, diếp cá, tía tô, giá …
- Dầu ăn
Cách làm:
- Trộn 150g bột với 30g bột, 200ml nước dừa, 100ml sạch, khuấy đều và chạy qua rây, giữ cho tủ trong khoảng 1 tiếng.
- Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 30 phút và hấp thụ nước thêm 30 phút nữa.
- Rửa sạch tôm và thịt ba. Thái nhỏ thịt và bóc đầu.
- Đặt chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, mở rộng lớn. Khi dầu nóng, thả tôm và thịt, xào gần chín, đổ một ít bột, tráng tất cả, thêm đậu xanh và giá, chiên đến khi bánh giò giòn.
- Pha 40ml nước mắm với 40g đường, 2 tép băm, ớt đỏ, 40ml nước sạch để làm nước.
- Dọn bánh xèo cùng rau sống, ăn cùng nước chấm.
Bánh giò
Bánh giò là một trong những món bánh truyền thống có hương vị hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Do có hàm lượng dưỡng chất cao, tiện lợi và thơm ngon. Hãy cùng Emvaobep.com khám phá cách làm món bánh này nhé.
Nguyên liệu:
- 400g bột gạo tẻ
- 100g bột năng
- 2 lít nước hầm xương + 200ml nước nóng để riêng (có thể không dùng hết)
- bột canh
- dầu ăn
- tiêu bột
- đường
- nước mắm
- 500g thịt nạc dăm xay
- 200g hành khô – bóc vỏ
- 100g mộc nhĩ + nấm hương khô
Cách làm:
- Mộc nhĩ, nấm hương, ngâm mềm, hành khô bóc vỏ. Bằm nhỏ nấm và mộc nhĩ, trộn với thịt và gia vị. Viên thịt thành từng viên cỡ quả quýt. Hấp chín.
- Nước hầm xương sau khi ninh thì lọc bỏ xương và cặn, có thể chế thêm nước lọc cho đủ 2 lít để nguội.
- Nêm bột canh vào nước hầm, nếm sao cho nhạt hơn nước canh ăn bình thường một chút, cho dầu ăn vào.
- Thêm bột gạo + bột năng vào nồi nước hầm, ngâm ít nhất là 1 giờ. Bột có thể ngâm đến 4 tiếng trước khi làm bánh.
- Bột sau khi ngâm, khuấy đều – vì lúc này bột đã lắng xuống đáy – sau đó bắc lên bếp đun. Vừa đun vừa dùng thìa gỗ quậy để tránh cho bột bị dính đáy. Bột vừa đun vừa khuấy cho đến khi sôi lục bục và bắt đầu đặc lại thì tắt bếp. Lúc này nếu cảm thấy bột đặc quá thì chế thêm nước sôi vào. Dùng máy đánh trứng lắp móc xoắn đánh bột cho nhuyễn mượt. Nếu không có máy đánh trứng, dùng đũa cả, hoặc thìa gỗ đánh bột cho đến khi bột mượt, không còn vón cục. Bột đạt là bột có màu trắng đục, bóng mượt, không vón cục. Độ đặc tương đương nhân bánh su-kem hoặc đặc hơn một chút. Nếu bạn làm nhân xong, gói bánh ngay thì không cần làm chín nhân trước cũng được. Tuy nhiên, việc làm chín nhân trước còn giúp định vị nhân tốt hơn trong lòng bánh. Giúp cho bánh không bị hở nhân ra khỏi bột.
- Lá chuối phơi héo, dùng khăn ẩm lau sạch. Nếu lá chuối tươi thì trụng nước sôi cho mềm. Lạt ngâm nước trước khi gói.
- Xếp lá gói bánh: Nếu lá chuối to và không bị rách, xếp hai lớp, lớp ngoài để mặt xanh của lá xuống dưới, khi gói xong bánh sẽ đẹp. Lớp trong thì quay mặt xanh của lá lên trên. Nếu lá chuối nhỏ và rách nhiều (như lá của mình) – thì phải can lá sao cho độ rộng lá to hơn tờ giấy A4 – vẫn với 2 lớp như trên. Gấp lá 2 lần theo đường chéo, được 1 hình tam giác. Cầm tay vào phần chóp, mở lá ra sẽ được một hình phễu..
- Xúc một thìa bột, đổ vào phễu lá. Ấn một viên nhân vào, xúc một thìa bột nữa đổ lên trên, dàn bột che kín nhân. Gói kín bánh bằng cách gập lá từ 4 phía.
- Buộc lạt để giữ cho lá không bị bung. Nếu lá chuối to, tàu lá lớn và không bị rách nhiều, có thể không cần lạt, mà chỉ cần nhét mép lá vào các nếp gấp bánh cũng không bị bung. Bánh sau khi gói, cho vào xửng hấp khoảng 20 phút là chín. Vớt bánh ra và dùng ngay thôi nào.
Trên đây là những món bánh siêu ngon làm từ bột gạo tẻ mà Emvaobep.com muốn gửi đến bạn, hãy làm để thưởng thức cùng gia đình ngay thôi nào.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực