Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ (hay gọi Tết giết sâu bọ), đã đến mang theo những phong tục hay ho của người Việt ta. Vào ngày này, người Việt Nam cùng các quốc gia khác ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc đều có những phong tục vô cùng thú vị liên quan đến ẩm thực, bài cúng và chuẩn bị lễ cúng. Bên cạnh đó còn có những món ăn quen thuộc mà bạn nhất định phải thử. Hiện nay, nhiều bạn trẻ chưa biết Tết Đoan Ngọ ăn gì (Tết giết sâu bọ ăn gì) ngày 5 tháng 5 ăn gì đâu đấy. Nếu bạn chưa biết tham khảo NGONAZ những món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) này nhé!
Tết Đoan Ngọ (Tết giết sâu bọ ) là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) đây là một ngày Tết truyền thống. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông, ảnh hưởng sâu rộng đến sinh hoạt văn hóa của người dân.
Về sự tích Tết Đoan Ngọ có nhiều phiên bản khác nhau:
Tại Trung Quốc, ngày này được cúng bái như ngày giỗ của Khuất Nguyên, một vị đại thần tài trí và liêm chính nước Sở. Về sau, ông vì nỗi đau mất nước mà trầm mình dưới sông Mịch La để tự vẫn. Người dân vô cùng thương tiếc, đã đến dòng sông Mịch La bày tỏ niềm tôn kính tấm lòng trung kiên của Khuất Nguyên. Mục đích để xua đuổi cá và ma quỷ lai vãng quanh xác Khuất Nguyên, các thuyền nhân dùng mái chèo khua trên sông, một số người ném bánh gạo hấp gói lá tre xuống sông làm mồi cho lũ cá.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết “diệt sâu bọ”. Một số người cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ Đôi Truân, người đã chỉ cho dân cách lập đàn cúng đơn giản có bánh tro, trái cây,… để diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng.
Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc gắn liền với Khuất Nguyên, còn ở Việt Nam có sự xuất hiện của Đôi Truân.
Trong ca dao Việt Nam cũng có câu: “Tháng tư đong đậu nấu chè, Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”.
Tết Đoan Ngọ, ăn gì để “diệt sâu bọ”?
Mùng 5 tháng 5, người dân thường làm và thưởng thức các món ăn có tính chất “diệt sâu bọ”. Tết Đoan Ngọ ăn gì? (Tết diệt sâu bọ) ăn gì cho đúng. Danh sách 5 món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Cơm rượu nếp
Đây là món đứng đầu trong danh sách Tết Đoan Ngọ ăn gì đúng? Cơm rượu nếp là hỗn hợp nếp nguyên hạt đã được đồ thành xôi, sau đó rắc một lớp men rồi ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Dù già hay trẻ, đây đều là một món dễ ăn nhờ vào vị ngọt thanh, chua nhẹ khó cưỡng.
![Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) ăn gì? [Mùng 5 tháng 5 năm ăn gì?] 11 Tết diêt sâu bọ ăn gì](/wp-content/uploads/2022/07/tet-diet-sau-bo-an-gi-1.jpeg)
Thông thường, cơm rượu sẽ được ăn đầu tiên vào buổi sáng sớm khi bạn vừa thức dậy trong ngày Tết Đoan Ngọ. Có lẽ mùi nồng đượm của rượu từ món nếp lên men đã làm bọn sâu bọ “điên đảo”, thế nên Tết Diệt sâu bọ ở Việt Nam không thể thiếu món cơm rượu. Tùy theo vùng miền, mà cơm rượu được ủ theo các kiểu khác nhau.
– Cơm rượu miền Nam thì vo tròn, sau khi lên men, nước cơm rượu trong, thơm vị nồng nhưng ngòn ngọt, hạt nếp mềm bở, ăn vào có chút say sẩm, nhưng không thể không nhấp thêm miếng nữa.
– Cơm rượu miền Bắc thì hạt nếp rời nhau, lại có thêm món cơm rượu nếp cẩm, vị beo béo cộng cái sần sật của hạt nếp chắc vỏ.
– Cơm rượu miền Trung lại là các bánh vuông, rất ít nước.
Tham khảo ->>> Cách ủ cơm rượu miền Bắc, Miền Nam
Bánh ú nước tro
Bánh ú nước tro hay bánh tro có thể xem là đặc sản chỉ xuất hiện rầm rộ vào Tết Đoan Ngọ. Bánh ú còn có những cái tên khác như bánh bá trạng, bánh ú nước tro còn được gọi là bánh lá tre, bánh tro, Nói về bánh ú, lịch sử văn hóa của loại bánh này cũng không hề đơn giản.
![Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) ăn gì? [Mùng 5 tháng 5 năm ăn gì?] 12 Tết đoan ngọ ăn gì?](/wp-content/uploads/2022/07/tet-doan-ngo-an-gi-1.jpeg)
Bánh ú từng là món ăn cung đình, hơn nữa còn là món ăn làm nên tên tuổi của các cửa tiệm trứ danh. Ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, bánh ú có rất nhiều hương vị, từ mặn đến ngọt. Ở Việt Nam, ngoài bánh ú thông thường thì ngày mùng 5 tháng 5 phải ăn bánh ú nước tro.
Bánh ú nước tro khác với bánh ú thông thường là có cái hạt nếp quyện vào nhau tạo thành lớp bánh trong và dai. Nhân bánh thông thường là nhân đậu xanh phân làm nhân ngọt và mặn.
Chè trôi nước
(Tết diệt sâu bọ) ăn gì phải kể đến món chè trôi nước này. Đây Là một món tuy đơn giản nhưng lại rất đặc biệt, chè trôi nước được yêu thích và góp mặt trong nhiều dịp quan trọng trong năm như 23 tháng Chạp đưa Ông Táo về Trời, Tết Hàn thực,… Do đó, Tết Đoan Ngọ nhất định không thể thiếu món chè ngon này. Bánh trôi được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh ăn kèm với nước cốt dừa. Theo quan niệm dân gian thì món được làm từ gạo nếp có khả năng diệt sâu bọ tốt.
![Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) ăn gì? [Mùng 5 tháng 5 năm ăn gì?] 13 Tết diệt sâu bọ ăn gì](/wp-content/uploads/2022/07/tet-diet-sau-bo-an-gi-2.jpeg)
Thịt vịt
Người ta cho rằng thịt vịt có tính hàn, chất mát, ngọt có tác dụng làm chuyển động phong huyết, tăng thêm năng lực. Đồng thời, thịt vịt cũng chữa nóng sốt cao và hạ nhiệt. Do đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực, nên người ta dùng thịt vịt để quân bình nhiệt hàn.
![Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) ăn gì? [Mùng 5 tháng 5 năm ăn gì?] 14 Tết Đoan Ngọ ăn gì?](/wp-content/uploads/2022/07/tet-doan-ngo-an-gi-2.jpeg)
Mặt khác nữa, có người lại cho rằng bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, thịt vịt béo hơn và không có mùi hôi. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Không chỉ một, bạn có thể chế biến vịt thành hàng trăm những món ăn ngon khác nhau. Vịt quay với lớp da giòn tan và thơm lừng. Cháo vịt lại ngọt, thơm với thịt vịt mềm, dai hấp dẫn. Mì vịt tiềm, vịt nấu chao hay bún măng vịt cũng đều là những món vịt rất ngon mà bạn nên trổ tài làm thử đó!
Hoa quả trái cây theo mùa
Tết Đoan Ngọ phải có trái cây. Cùng với những loại bánh bánh tro, cơm rượu, chè trôi và thịt vịt bên trên thì hoa quả đúng mùa cũng được xem là một phương thuốc diệt sâu bọ.
![Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) ăn gì? [Mùng 5 tháng 5 năm ăn gì?] 15 Tết Đoan Ngọ Ăn gì](/wp-content/uploads/2022/07/tet-doan-ngo-an-gi-3.jpeg)
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp cho say, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn.
Các loại trái cây mùa hè như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, cũng là các thứ quả không thể thiếu trên ban thờ ngày Tết Đoan Ngọ.
Đừng bỏ qua ->>> Cách làm siro mận ngon tại nhà
Lời kết
Giải đáp thắc mắc của nhiều bạn trẻ Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) ăn gì? Mùng 5 tháng 5 ăn gì? Để ngày Tết Đoan Ngọ thêm trọn vẹn, bạn nhớ hãy thử qua những món ăn ngon bởi sự thơm ngon cũng như ý nghĩa mà chúng mang lại nhé!