Văn hóa ẩm thực dân tộc Mường ở Hòa Bình vẫn luôn sở hữu một sức hút khó tả. Về cơ bản nó được tạo nên bởi những món ăn hết sức đơn giản nhưng mang trong mình hương vị của núi rừng dân dã và độc đáo. Sau đây là những nét độc đáo trong ẩm thực Mường.
1. Văn hóa ẩm thực đặc trưng nơi đây
Nhắc đến ẩm thực cũng như hoạt động lao động sản xuất của dân tộc Mường thì con người ta có một câu hết sức chính xác là “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”.
Bạn Đang Xem: Nét văn hóa ẩm thực độc đáo dân tộc Mường ở Hòa Bình
Để giải thích cho câu nói trên, có thể hiểu đơn giản về dân tộc này như sau, nó là nền kinh tế của người Mường chủ yếu là nông nghiệp và canh tác lúa nước. Do đó món ăn thực chủ đạo của người dân tại đây là các món ăn có nguồn gốc từ nếp. Bên trong các món ăn cũng chứa đựng ý nghĩa to lớn nhằm cảm ơn trời đất đã ban cho dân tộc Mường mùa màng bội thu.
Khi nấu người đầu bếp khoét rỗng thân cây đường kính khoảng 25 – 30 cm để chứa gạo. Việc nấu gạo nếp trong thân cây như thế này không chỉ đảm bảo được giá trị dinh dưỡng mà còn khá thơm.
Khi cơm chín, người Mường đổ cơm vào nia rồi quạt cho người để cơm dẻo khô nhưng không bị nát. Nhiều người Mường ở một số nơi còn đem nhuộm cơm với các màu sắc xanh, vàng, tím,…Sau đó trộn lẫn cơm với nhau để có nhiều màu.
Xem Thêm : Top 10 quán cafe Quận 1 yên tĩnh có view đẹp
Bên cạnh cơm nếp, người Mường còn sáng tạo ra khá nhiều món cổ truyền cho các ngày lễ và ngày thường với đủ các kiểu nấu như luộc, xào, nướng, nộm, nấu hay dưa,…
Dân tộc Mường có khá nhiều món ăn đặc sắc chẳng hạn như thịt gà luộc gói lá chuối nướng, canh cây chuối rừng, chả lá bưởi, ớt gà vịt, măng chua, đu đủ muối tiết trâu bò, nhộng ong rừng rang với nước măng chua, thịt lợn ướp thính, nộm tai lưỡi, óc lợn, ớt cá lá kiệu, sườn rang mắm tôm, thịt trâu xào tiêu rừng, thịt trâu nấu lá lồm, ốc vặn nấu lá lốt, dưa cá muối kiệu,…
Những món ăn của người Mường làm từ nguyên liệu có trong tự nhiên
2. Cỗ lá và những đặc trưng ẩm thực dân tộc Mường
Người dân tộc Mường cũng ăn tết bằng những mâm cỗ với các loại thức ăn cổ truyền. Họ cho rằng thịt phải được bày trên lá chuối thì mới không làm mất đi vị thơm đặc trưng của thịt. Ngoài ra mâm cỗ phải có đầy đủ giá trị dinh dưỡng và phải chất lượng, có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra trong quan niệm của người Mường, món ăn phải đủ tất cả ngũ vị gồm chua, cay, ngọt, mặn và chát. Khi ăn phải ngồi ở nơi thông thoáng để đón tiếp khách quý, thế mới là mâm cỗ đầy ý nghĩa và ngon lành.
Xem Thêm : TOP 8 nhà hàng Trung Quốc ở Phú Quốc ngon nổi tiếng nhất
Tuy vị hương vị chủ yếu của người Mường thường nghiêng về phía vị chua, chát và đắng. Đối với họ, vị cay là để dùng làm món riêng thay vì nấu chung với các loại thực phẩm khác. Còn vị ngọt chỉ xuất phát từ hoa quả tươi hoặc các loại đường mật,…
Ngoài các món ăn trong, văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường còn có các loại bánh như bánh uôi, bánh ống, bánh ốc nhọn, bánh chưng, bánh dày, bánh trôi,… Thức uống trong ẩm thực của người Mường thường là các loại nước từ cây rừng có tác động tích cực đến cơ thể đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Ngoài ra rượu trong nền văn hóa ẩm thực của người Mường đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Rượu tại đây khá đa dạng bao gồm rượu trắng, rượu cần,… tuy nhiên sau tất cả rượu cần vẫn được xem là đặc sản của người dân tộc Mường.
Văn hóa ẩm thực dân tộc Mường tuy giản dị nhưng hết sức tinh tế
Ngày nay, văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường vẫn còn được lưu giữ và góp phần vào sự đa dạng văn hóa tại Việt Nam. Tận dụng thế mạnh về ẩm thực đầy tinh tế, các món ăn của người Mường dần được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng thu hút thực khách nói riêng và khách du lịch nói chung đến du lịch tại Hòa Bình.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực