Không hiểu vì sao mà có những nhà ngày nào cũng ăn thịt kho tàu, ăn phải đến ngán, nhưng năm sau vẫn lại nấu tiếp nồi to, bảo thiếu thì còn gì là Tết! Cùng khám phá những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc trong ẩm thực Tết Nam Bộ nhé!
Không chỉ xuất hiện trong mâm cúng, có những món ăn xuất hiện xuyên suốt mùa Tết từ những ngày 25, 26 Tết kéo dài đến mùng 4, mùng 5 hoặc thậm chí là dài hơn như một nguyên tắc bất thành văn. Đó là những món mà chỉ cần xuống bếp những ngày này là thấy, đói bụng mở tủ ra lục lọi cũng thấy, khách đến nhà cũng lấy luôn món ấy ra mời, mười nhà như một.
Bạn Đang Xem: Khám phá hương vị ẩm thực Tết Nam Bộ
Đó là những món mà những đứa trẻ miền Nam phải ăn đi ăn lại hầu như mỗi ngày vào dịp Tết. Những món ăn ngày Tết ấy qua bao năm vẫn vậy, ai thích thú thì thích thú, ai ngán ngẩm thì ngán ngẩm, nhưng phải công nhận là không có những món này thì chẳng còn có cảm giác Tết nữa.
Thịt Kho Tàu
Thit kho tàu
Nếu bạn là người miền Nam, thì đảm bảo là nhà sẽ có một nồi thịt kho. Thịt kho này không phải thịt kho bình thường mà là thịt kho tàu, kho bằng nước dừa, nước lỏng và nhiều như canh vậy, có một ít màu nâu nhạt do đường thắn. Thịt trong này có phân nửa là mỡ, đặc biệt béo, khiến nước thịt hay nổi lên váng mỡ nhàn nhạt lấp lánh rất hấp dẫn.
Đặc biệt, chiếc nồi này cực to, không phải loại thịt kho theo bữa ăn như bình thường, mà là một nồi thịt kho bằng chiếc nồi to nhất nhì trong nhà, để cả gia đình ăn trong những ngày Tết. Đối với một số người thì nồi thịt kho này giống như “ác mộng” khi mà ngày nào cũng phải liên tục ăn ba bữa… Tuy nhiên nếu Tết miền Nam mà không có thịt kho hột vịt thì thiếu vắng và buồn sao đó, nên thà ăn đến ngán thì mọi người vẫn phải nấu cho được nồi thịt to mời cả nhà ăn xuyên Tết.
Bánh Tét
Xem Thêm : Bánh ít lá gai món ăn dân dã đặc sản ngon Bình Định
Bánh Tét
Có một sự thật là, như thể ở nhà mình ăn chưa đủ bánh bánh tét, thì sang nhà nào thăm viếng cũng được mời một vài khoanh… Bánh tét và bánh chưng gắn liền với Tết như một lẽ đương nhiên, song cũng không dừng lại ở mâm cỗ Tết, hai món này còn đồng hành với những đứa trẻ mọi miền trong các mùa Tết.
Không biết có phải nhà nào cũng thế không, nhưng dường như các bà nội trợ miền Nam không thường nấu nướng nhiều trong ba ngày Tết. Và quả thật là họ có quyền như vậy vì sau khi đồn hết tinh lực vào mâm cỗ Tết hoành tráng thì ai nấy cũng mệt, thế nên những bữa cơm suốt Tết của những đứa trẻ miền Nam gần như là bánh tét chiên ăn cùng thịt kho (phía trên).
Chả Lụa
Chả lụa
Đối với những đứa trẻ miền Nam thì câu được nghe nhiều nhất khi vào bếp có lẽ là “XX ơi đi cắt chả lụa đãi khách đi con”. Trái với thịt kho không hay được mang ra mời thì chả lụa, cũng như bánh tét, hay đi cùng nhau và đồng hành trong việc mời khách. Chả lụa thực ra có thể được ăn quanh năm, bằng chứng là các xe bánh mì dạo nào cũng có bán cả chả lụa, nên đây cũng không phải món ăn đặc biệt gì. Tuy nhiên vì một số lý do mà Tết nào cũng phải có từ 1 đến 2 ký chả lụa.
Xem Thêm : Mách bạn cách nấu cháo giò heo ngon thơm miễn chê
Có lẽ là vì chả lụa để lâu được, không mắc công chế biến và có thể ăn ngay bất kì lúc nào. Chả lụa ăn cùng bánh tét, cùng cơm hay bánh mì đều ngon.
Các Loại Mứt
Mứt Tết
Có một sự thật là, đồng hành với sự du nhập của các món bánh trái phương Tây thì đa phần chúng ta đã không còn quá mặn mà với các loại bánh, mứt nữa. Tết là một trong số ít những dịp chúng ta thấy được các loại mứt, bánh truyền thống. Và vì hầu hết các hàng quán đều đóng cửa dịp Tết nên hiển nhiên bánh mứt là lựa chọn ăn vặt hiếm hoi ta có. Việc ngồi vắt vẻo trên ghế rồi cắn hạt dưa, nhai ít mứt và uống trà trong khi chờ khách đến chơi là một trong những hoạt động chỉ tồn tại vào dịp Tết mà thôi.
Dưa Chua
Dưa chua
Có nhiều nhà bình thường vẫn có dưa chua, nhưng lại có những gia đình hầu như không bao giờ ăn dưa chua trong cả năm, trừ Tết. Tết là dịp tụ hội của biết bao những lọ dưa chua, dưa muối, củ cải muối… Nhiều đến mức còn chưa vào bếp đã ngửi thấy mùi hăng hăng đặc trưng từ bên ngoài. Nhiều người không thích ăn dưa chua, nhưng lại không thể phủ nhận là nếu thiếu nó thì các món bánh tét, thịt kho trở nên ngậy và ngán hơn hẳn. Dưa chua chính là “cứu cánh” đắc lực của những pha lỡ ăn quá nhiều thịt mỡ.
Mặt khác, người miền Nam có thói quen gọi chung các loại cải, rau củ muối là “dưa chua”, nhưng trong thực tế thì ở đây phổ biến nhất với củ kiệu, củ cải và rau cải muối.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực