Mỗi khi nhắc tới Hà Giang, ta không thể không nhắc tới những món ăn đặc biệt mà du khách khó có thể bỏ qua khi du lịch ở đây. Có thể kể tên như là thắng dền Mèo Vạc, mật ong bạc hà, thịt chuột La Chí, cháo ấu tẩu,… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số đặc sản Hà Giang làm quà ngon và nổi tiếng nhé
Bạn Đang Xem: [ Đặc Sản Hà Giang ]-Đặc sản làm quà mang âm hưởng của núi rừng
I. Danh sách đặc sản Hà Giang làm quà ngon và nổi tiếng
1.Thịt chuột La Chí.
Nhắc đến thịt chuột, nhiều du khách sẽ nghĩ ngay tới một số vùng như Nam Định, Thái Bình. Nhưng đã bao giờ các bạn nếm hương vị của thịt chuột nơi vùng đát Tây Bắc Chưa, đã bao giờ các bạn ăn món thịt chuột được chế biến hấp dẫn của Đồng bào dân tộc miền núi chưa.
Nếu chưa, còn chần chờ gì nữa, hãy tới ngay với Hà Giang để tự mình khám phá hương vị đặc biệt của món thịt chuột Hoàng Su Phì do người dân tộc La Chí tự tay chế biến.
Con chuột từ lâu được coi như một món ăn trong bữa ăn hang ngày của người dân tộc La Chí. Đây cũng là vật cúng tế không thể thiếu trong các lễ cúng, lễ thờ tế tâm linh của đồng bào dân tộc nơi đây.
Thịt chuột được người dân Hà Giang chế biến thành nhiều món ăn rất đa dạng như chuột nướng, chuột xào, chuột khô…, trong đó không thể không kể đến là thịt chuột nướng và và thịt chuột treo gác bếp.
1.1 Cách chọn mua Thịt chuột La Chí.
Theo người dân Hà Giang cho biết, để có một món thịt chuột ngon và hấp dẫn, điều quan trọng nhất là phải chọn mua được loại chuột sống ở ngoài đồng ruộng hoặc sống ở các hang hốc ở núi rung. Loài này thường thường nhỏ, tròn mình, có thể dễ dàng tìm mua ở các phiên chợ ở vùng núi Hà Giang.
1.2 Chế biến Thịt chuột La Chí.
Để chế biến món thịt chuột nướng thì chuột phải được nhúng nước sôi, sau đó vặt lông, tiếp theo dùng que xiên từ đít lên đầu đem rồi thui với rơm nếp cho vàng ruộm, rồi mổ bụng, bỏ nội tạng, rửa sạch, sau đó tẩm muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng cùng một số gia vị khác, sau đó kẹp chuột lên que và nướng trên than củi ở bếp giữa nhà cho chín rồi ăn luôn.
1.3 Cách làm món thịt chuột gác bếp
Còn để có được món thịt chuột khô gác bếp thơm ngon, chuột phải được chế biến và ướp các loại gia vị rồi sau đó đem treo lên gác bếp. Lửa và khói ở bếp sẽ làm cho thịt chuột khô lại sau khoảng một tuần.
Khi thịt chuột đã quắt lại rồi, có thể để được cả năm trời mà không bị hỏng, lúc nào muốn ăn thì gỡ ra ăn.
Thịt chuột khô có thể vùi trong tro nóng rồi dùng chày đập xơ ra để chấm muối tiêu làm mồi nhắm rượu, hoặc đem ngâm nước sôi cho nở ra, sau đó ướp gừng, hành tỏi và gia vị rồi xào nóng ăn rất thơm ngon. Đây chính là món khoái khẩu của người dân tộc La Chí.
2.Rượu hoẵng
Nhắc tới đặc sản Hà Giang, du khách có thể nghĩ ngay tới các loại rượu có mùi vị nồng nàn được chế biến từ các loại lương thực và nguyên liệu từ núi rừng.
Nhưng có một loại rượu khiến bao nhiêu du khách say đắm khi đặt chân tới Hà Giang, đó là rượu hoẵng- một nét ẩm thực rất đặc biệt và độc đáo gắn với văn hóa ẩm thvùng cao của đồng bào La Chí ở bản Phùng thuộc huyện Hoàng Sù Phì, Hà Giang.
Rượu hoẵng Hà Giang khiến người ta mê ngay từ cái nhấp môi đầu tiên. Khi tới Hà Giang, ta mới biết rượu hoẵng là một thức uống không thể thiếu trong tất cả các lễ hội, cưới hỏi của người La Chí.
2.1 Chế biến rượu hoẵng
Về cách chế biến và nấu rượu hoẵng, chắc hẳn sẽ không khác nhiều so với cách nấu và chế biến các loại rượu khác. Rượu hoẵng cũng được làm chủ yếu từ men gạo, không pha trộn bất cứ thứ gì khác.
Gạo nếp ủ rượu được đãi sạch, ngâm với nước thật mềm rồi vớt ra cho ráo nước sau đó đem đi đồ chín, lúc nếp chín, đánh tơi để nguội và cho men vào ủ trong chum hoặc thùng có nắp đậy kín khoảng một tuần là được.
Cơm rượu khi đã ngấm men được trộn đều cùng trấu thóc theo công thức 1 đấu trấu thì bỏ một đấu gạo sau đó cho vào chõ, đặt lên chão và bịt kín bằng dây làm từ chuối rừng và chưng cất bằng bếp lò.
Đặc biệt, khi chưng người dân tộc La Chí sẽ đặt lên miệng nồi một chảo nước lạnh để giúp rượu nhanh ra và vị sẽ không bị khê.
2.2 Nguyên liệu để nấu rượu hoẵng
Người dân tộc La Chí dùng gạo nếp hương để làm men nấu rượu hoẵng, hoặc một số người khác có nếp cẩm thì họ sẽ dùng loại nếp này thay nếp hương để cho ra rượu ngon hơn.
Những nguyên liệu dùng để làm men ủ này sẽ được thái nhỏ rồi giã nát sau đó trộn chung với nhau, bước tiếp theo là cho gạo nếp vào giã tiếp cho đến khi nhuyễn thì người ta dùng tay nặn thành từng viên sau đó đem phơi khô thành thứ men tự nhiên độc đáo.
Đều khiến rượu hoẵng có hương vị độc đáo đó chính là ở kĩ thuật ủ men. Đầu tiên là chính là ở men ủ rượu hoẵng. Men dùng để ủ rượu hoẵng gồm có nhiều nguyên liệu có sẵn như củ riềng, ớt quả, thảo quả, vỏ quế và một loại cây rừng.
2.3 Tác dụng của rượu hoẵng
Rượu hoẵng cho vị rất thơm và nồng nàn, uống say nhưng không khiến người uống cảm thấy mỏi mệt.
Đặc biệt nếu dùng rượu hoẵng với các loại thuốc y học cổ truyền của dân tộc sẽ chữa được một số bệnh như các bệnh về sỏi trong cơ thể con người như: sỏi mật, sỏi thận, sỏi đường tiết liệu (sử dụng một liều rượu hoẵng vừa phải hầm cùng dây già của lá), bênh dạ dày ( dùng rượu hoẵng hầm với nghệ đen và rễ già của dây mật gấu rừng)
3.Lợn cắp nách Hà Giang
3.1 Tên gọi món Lợn cắp nách Hà Giang
Lợn cắp nách có tên gọi rất đặc biệt khiến ai tới Hà Giang cũng rát tò mò khi nghe tới, không biết cái tên đó sinh ra như thế nào.
Sở dĩ chúng được gọi như vậy là do thân hình của con lợn này khá bé mà người dân khi bắt rọ hay để ôm thọt vào người hay treo dưới nách.
Hơn nữa, lợn cắp nách được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao của Hà Giang như: Dao, Thái, Mông… Du khách không khó để bắt gặp những hình ảnh người dân tộc dắt, ôm, đeo bên mình những chú lợn khá bé chỉ vừa đủ “kẹp nách” trên đường đi đến chợ phiên Đồng Văn.
3.2 Cách chế biến món Lợn cắp nách Hà Giang
Lợn cắp nách được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon như tiết canh, nướng, hấp, kho; hoặc dùng xương ninh thành món canh.
Tuy nhiên, để mang lại hương vị đặc biệt cho các món ăn, trước khi chế biến, lợ thường được thui trên lửa, sau đó làm sạch phần ruột và thịt được cắt ra riêng từng phần.
Khi tới đây, du khách đừng quên thưởng thức món thịt nướng được chế biến từ lợn cắp nách.
Điều khiến thịt nướng trở nên hấp dẫn với du khách đó là vừa giòn vừa ngọt, mà ăn không bị ngấy bởi mỡ lại còn thơm mùi của núi rừng, mùi của lá móc mật.
3.3 Ý nghĩa của món Lợn cắp nách Hà Giang
Từ lâu, món ăn đặc sản của Hà Giang đã không khi nào thiếu các món ăn được chế biến từ lợn cắp nách. Từ lâu, món ăn đặc sản của Hà Giang đã không khi nào thiếu các món ăn được chế biến từ lợn cắp nách. Lợn cắp nách đã trở thành một cái tên được nhiều du khách biết tới khi đến với mảnh đất cao nguyên đá Hà Giang.
Với đặc điểm thịt chắc, nhiều nạc, ăn thơm ngon, nên các món ăn chế biến từ lợn cắp nách đều có hương vị rất ngon và đặc biệt. Những món ăn được chế biến từ lợn cắp nách này còn thể hiện một nét độc đáo trong chăn nuôi của đồng bào dân tộc ở đây.
Cũng bởi độ ngon, và vị đặc biệt nên thịt lợn cắp nách trở thành một món ăn đặc sản với nhiều du khách. Họ tới đây đây tìm kiếm nhiều món ngon nổi tiếng được chế biến từ thịt lợn cắp nách để thưởng thức. Nhiều người còn mua mang về dưới xuôi làm quà hoặc để dùng dần.
4. Hồng không hạt Quản Bạ
Nhắc tới Hồng không hạt Quản Bạ, người ta biết được ngay đây là đặc sản của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, nơi có danh thắng núi Đôi Quản Bạ với vẻ đẹp đầy sức sống và quyến rũ.
Với khí hậu mát mẻ quanh năm kết hợp với đất trồng màu mỡ, đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển các laoij cây trồng, đặc biệt là giống hồng không hạt.
Hồng Quản Bạ thường bắt đầu chín từ khoảng tháng 8 tới thàng 11. đây chính là khoảng thời gian lí tưởng để du lịch tới Hà Giang cho những ai yêu thích loại trái cây này
Khác với tất cả các loại hồng khác, Hồng Quản Ba có mùi thơm giòn, vị ngọt đậm mà thanh mát. Với lợi thế không hạt, hồng Quản Bạ đã trở thành sản phẩm nông sản đặc trưng của Hà Giang.
Nếu bạn lên Hà Giang đúng vào dịp Hồng Quản Bạ chin, đừng quên ghé Quản Bạ để thưởng thức loại quả không hạt của vùng biên giới này.
5. Khâu nhục Hà Giang
Khâu nhục (Khau nhục) được biết đến là món ăn của đồng bào Hoa Kiều ở Hà Giang. đây là món ăn lạ tai, lạ miệng hấp dẫp và thu hút du khách bởi vị thơm ngon, đậm đà của nó. Đây là món ăn rất cầu kỳ và chỉ được chế biến khi có việc tiệc tùng, cưới hỏi hoặc lễ tết của các vùng đồng bảo dân tộc ở đây.
5.1 Nguyên liệu làm khâu nhục Hà Giang
Để có được một món Khâu nhục ngon, cần phải tỉ mỉ từ việc lựa chọn nguyên liệu như như: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, hạt tiêu…cho tới khi chế biến.
5.2 Cách làm món khâu nhục Hà Giang
Cách làm món Khau nhục Hà Giang: Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, sau đó rửa sạch và cho vào nồi luộc kỹ. Khi thịt đã chin,vớt thịt ra để nguội.
Phần bì của miếng thịt cần phải được cạo sạch, sau đó dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ, khi thấy bì có chảy mỡ ra thì ta lau sạch, lấy rượu hoặc giấm bôi lên lớp da bì đó cho thấm đều. Bước tiếp theo là cho thịt vào chảo mỡ nóng rán lên sao cho vàng đều mới vớt ra.
Miếng thịt khi vừa được vớt ra khỏi chảo phải được ngâm ngay vào nước lạnh, sau đó cho vào nồi luộc cho thịt săn lại, rồi vớt ra để nguội. Mỗi miếng cắt khoảng 2cm đến 3cm, sau đó tẩm các loại gia vị cho thật đều và vừa ăn. Cuối cùng, xếp các miếng thịt vào bát tô đặt phần bì xuống dưới đáy bát, phần thịt quay để lên phía trên để tiện cho việc rắc gia vị. sau khi gia vị đã ngấm đều rồi đưa vào nồi hấp cách thuỷ một lần nữa cho tới khi thịt mềm nhũn thì có thể bỏ ra ăn.
Khi chín khau nhục có màu vàng đều, hấp dẫn, mùi thơm rất đặc trưng lôi cuốn thực khách ngay từ lần nếm đầu tiên
6.Bánh giầy Dao
Chắc hẳn bạn đã nghe tới sự tích bánh chưng, bánh giầy là biểu tưởng của đất nước, cuộc sống con người đất Việt thì bánh giầy độc đáo chính là món ăn thể hiện tình yêu nước thiêng liêng của bà con nơi đây.
Bánh giầy Dao được các bà con dân tộc làm trong dịp tết Hàn thực. Cứ tới dịp này người dân ở đây bắt đầu tưng bừng, rộn rã giã bột làm bánh giầy. Để làm ra được những chiếc bánh giầy trắng tinh, dẻo thơm đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn vô cùng cầu kỳ.
6.1 Nguyên liệu để làm Bánh giầy Dao
Gạo dùng để làm bánh phải là loại gạo nếp nương “thuần chủng”, hạt tròn, khi nấu thành cơm thì dẻo quánh, thơm ngào ngạt.
6.2 Cách chế biến món Bánh giầy Dao
Để chế biến được món bánh Giầy ngon, trắng tinh, dẻo thơm, bắt đầu ngay từ lúc thu hoạch lúa, người dân tộc ở đây đã rất chú trọng đến việc phơi thóc, họ chỉ phơi thóc ở nhiệt độ vừa phải để gạo nếp nương không bị nát khi xay.
Sau đó chọn những hạt gạo nếp nương thuần chủng, có hạt tròn đều đem vo qua và ngâm bằng nước suối khoảng hai đến ba tiếng rồi cho vào chõ để đồ xôi.
Xem Thêm : Top 10 lưu ý giúp bạn bắt đầu chế độ ăn eat clean thành công
Khi xôi đã chín, người ta đổ xôi ra những chiếc cối bằng gỗ, được khoét rỗng phía trong ruột, mùi thơm của gạo nếp tỏa ra thơm ngát. Tranh thủ lúc xôi còn nóng hổi, người ta bắt đầu giã bánh.
Khi xôi đã nhuyễn thành một khối dẻo dai thì người làm bánh nặn thành khối tròn, trắng mịn bằng tay, lót bên dưới là một lớp lá chuối. Nhìn chiếc bánh giầy Dao trắng tinh, thơm phức đặt giữa mảnh lá chuối rừng khiến ai tới đây cũng muốn một lần được thưởng thức.
7.Bánh cuốn trứng Hà Giang
Bánh cuốn trứng Hà Giang từ lâu đã trở thành món ăn độc đáo được nhiều du khách yêu thích. Đây là món ăn đặc sản yêu thích mỗi sáng của du khách khi đến Hà Giang.
Cái mùi thơm đặc biệt của chả và của hành hòa cùng vị đậm đà của nước sốt mang lại cho người thưởng thức cảm giác ngon miệng khó quên.
Bánh cuốn trứng Hà Giang là một món ăn rất hấp dẫn và độc đáo, khác xa so với những món đặc sản khác ở Hà Giang cũng như các loại bánh cuốn ở những nơi khác.
Còn gì tuyệt vời hơn khi trong cái thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này, được thưởng thức dĩa bánh cuốn ăn cùng với chén nước lèo ninh xương nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn.
7.1 Đặc điểm Bánh cuốn trứng Hà Giang
Khác với bánh cuốn ở dưới xuôi hay các vùng khác, bánh cuốn trứng Hà Giang đặc biệt hơn nhiều. Đó là bánh cuốn ở đây khi được tráng trên bếp thường được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Bánh cuốn trứng khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi có thêm gì trắng thơm ngon ở trong. Bát nước dùng ăn kèm với bánh cuốn trứng còn có thêm ít hành và 1 hoặc 2 chiếc giò trông rất ngon và bắt mắt.
7.2 Nên ăn và cách ăn Bánh cuốn trứng Hà Giang
Nét đặc biệt khi bạn thưởng thức bánh cuốn trứng Hà Giang đó là sẽ được thưởng thức nóng, ăn ngay khi làm xong. Người ta sẽ không làm sẵn bánh mà đợi cho tới khi khách đến ăn mới bắt đầu làm để bánh nóng và ngon hơn.
Khi ăn ta phải dùng đũa khéo léo lật mép bánh ra sẽ thấy lòng đào vàng ươm, sánh ngậy chảy ra. Lúc này chúng ta phải ăn ngay, nhanh tay chấm miếng bánh vào nước mắm nóng hổi, đưa lên miệng thưởng, cảm giác miếng bánh tan ngay trong miệng, hòa cùng vị đậm đà của nước chấm rất khiến người ăn khó có thể quên được mùi vị của món ăn này.
Hương vị của bánh cuốn trứng Hà Giang rất độc đáo và đặc biệt, lòng đỏ trứng béo ngậy, bọc mờ bên ngoài bằng một lớp bột bánh dai dai pha vị xốp đặc trưng của lòng trắng trứng.
8.Mật ong bạc hà Mèo Vạc
Mật ong hoa bạc hà là một đặc sản quý hiếm chỉ có riêng ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi mà có loài hoa bạc hà tím biếc tỏa hương thơm dịu nhẹ. Đặc sản ấy như món quà quý giá mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho mảnh đất rừng núi Hà Giang, cho đồng bào sinh sống ở đây.
Khi đặt chân tới Hà Giang, chắc hẳn du khách nào cũng sẽ đi tìm mua bằng được mật ong hoa bạc hà Mèo Vạc bởi mùi vị ngọt đậm đà khác hẳn các loại mật ong ở các nơi khác.
Đây là loại mật ong do chính tay những người dân nơi đây làm ra từ công việc chăm sóc ong cho tới thu hoạch lấy mật, làm nên những giọt mật ong tinh tuý, mang đậm nét đặc trưng của vùng cao nguyên núi đá Hà Giang.
8.1 Làm thế nào để có Mật ong bạc hà Mèo Vạc
Từ lâu người Mông vùng cao nguyên đá Hà Giang đã biết vận dụng khéo léo việc ong thường xuyên đến hút mật từ những đám hoa bạc hà vào trong việc nuôi ong của mình.
Họ sáng tạo trong việc sản xuất mật ong theo phương thức truyền thống, từ việc trồng hoa ở xung quanh khu vực nuôi ong để chúng ra hút mật nhanh nhất. Bằng cách này, họ đã cho ra những giọt mật ong nguyên chất không sánh vàng.
Mật ong hoa bạc hà có mùi thơm riêng rất đặc biệt, màu vàng óng xanh, ngọt lịm.
8.2 Công dụng của Mật ong bạc hà Mèo Vạc
Loại mật này rất có giá trị trong việc bồi dưỡng sức khỏe cần thiết cho người già và trẻ nhỏ, ngoài ra còn có tác dụng chữa bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, giúp da hồng hào. Bởi vì những đặc tính dược liệu quý cùng hương thơm đặc biệt, mật ong hoa bạc hà xếp hàng đầu về giá thành trong các loại mật ong.
9.Xôi ngũ sắc Hà Giang
Nếu bạn có dịp đến Hà Giang vào những ngày phiên chợ, ngoài những hàng hóa, nông sản địa phương là những khu bán đồ ăn với những món ăn quen thuộc cho đến những món ăn đặc trưng của vùng cao Tây Bắc như thắng cố, rượu ngô…và đặc biệt đó là món xôi ngũ sắc – với màu sắc bắt mắt và là món ăn hội tụ nhiều giá trị truyền thống, ý nghĩa nhân sinh cao đẹp của vùng quê nơi đây.
9.1 Nguồn gốc hình thành món Xôi ngũ sắc Hà Giang
Lý do mà món ăn này được gọi là xôi ngũ sắc bởi nó được tạo nên từ năm loại xôi với năm màu sắc khác nhau: màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Màu vàng với chủ ý tôn thờ đất đai, cầu mong đất đai luôn phì nhiêu, thuận lợi. Màu xanh được coi là tượng trưng cho mộc, cầu mong cây cối luôn tốt tươi, lúa đầy nương, ngô đầy bồ. Màu trắng chính là tượng trưng cho kim, còn màu tím tượng trưng cho thuỷ. Tất cả hợp thành món xôi không chỉ đẹp mắt mà còn rất hài hòa giữa âm dương, ngũ hành.
9.2 Cách nấu món Xôi ngũ sắc Hà Giang
Để nấu được món xôi ngũ sắc, người ta chọn loại gạo nếp nương đem vo sạch, ngâm trong nước lạnh từ 6 – 8 tiếng cho gạo nở ra. Sau đó chia gạo thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu. Màu đỏ được nhuộm từ gấc, lá cơm đỏ; màu xanh thì được lấy từ lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, được đốt để lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi; củ nghệ già giã lấy nước nhuộm màu giúp tạo màu vàng; màu tím có thể dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau. Sau khi nhuộm màu,người ta bắt đầu công đoạn đồ xôi.
Công đoạn này đòi hỏi phải khéo léo mới có được món xôi như ý muốn. Gạo ngâm loại màu nào dễ phai nhất thì được cho vào chõ đầu tiên, tiếp đến là các màu còn lại, và màu trắng để trên cùng.
Xôi phải được đồ mỗi màu một chõ riêng là đảm bảo nhất. Một số nơi còn trang trí thành bông hoa 5 cánh, mỗi cánh một màu, có những nơi bày ra theo hình ruộng bậc thang, mỗi bậc một màu, có nơi dùng khuôn gỗ đóng thành tháp, nhiều tầng. Tùy cách trang trí của từng nơi.
Cầm miếng xôi lên ăn thử và cảm nhận đầu tiên đó chính là vị thơm, dẻo của nếp hòa quyện cùng hương vị riêng mỗi màu của mỗi chõ xôi, nó như chứa đựng tất cả tình cảm nồng ấm cũng như tấm lòng mến khách, chân thành cũng như sự vất vả một nắng hai sương của những con người vùng cao làm ra hạt gạt để rồi trân trọng và cảm phục biết bao.
10.Cơm Lam Bắc Mê
Hà Giang nổi tiếng hấp dẫn du khách không chỉ bởi cảnh quan hùng vỹ mà còn bởi các món ăn đặc sản địa phương nơi đây, trong đó có món cơm lam Bắc Mê Hà Giang thanh đạm, giản dị mà cũng rất tinh tế. Cơm lam Bắc Mê là một trong những món ăn gần gũi nhất trải qua đôi tay khéo léo của bà con Hà Giang đã trở thành món ăn đầy trân quý, mà du khách một lần thử qua sẽ phải tấm tắc mãi.
Trong hành trình khám phá đất nước, nhất là ghé về miền cao Tây Bắc, Hầu như du khách không thể bỏ qua món cơm lam Bắc Mê Hà Giang. Loại cơm này được làm từ gạo, đúng hơn là gạo nếp. Cũng giống như cơm mà chúng ta hay ăn hàng ngày, nhưng cơm lam có vị ngon tự nhiên, ăn mãi đến căng bụng mà tay vẫn còn muốn cầm thêm nhiều ống cơm nữa.
Cơm lam Bắc Mê được nấu trong ống tre, ống nứa, nướng trên than lửa nên cơm vừa có độ chín mềm, vừa có vị thơm thanh khiết của tre, nứa.
10.1 Nguyên liệu và cách nấu Cơm Lam Bắc Mê
Để nấu cơm lam, người ta sẽ phải chuẩn bị gạo nếp loại ngon, ngâm sạch trong nước nhiều lần rồi nêm thêm một ít muối.
Tiếp theo là chọn những thân tre, thân nứa xanh tốt, tròn đều để chặt thành ống, rửa sạch. Công đoạn sau đó là cho gạo nếp vào ống và cho một lượng nước vừa đủ vào ống.
Cuối cùng lấy lá dong hoặc lá chuối làm nút đậy. Khi các ống cơm lam đã được chuẩn bị xong, người ta bắt đầu tiến hành bắc bếp than cho lửa ở mức cháy đều và lửa không quá lớn.
Các ống cơm sẽ được cho lên bếp và nướng cho đến khi có thể ngửi thấy được mùi thơm là dấu hiệu báo cơm lam chín. Thường người ta sẽ nấu cơm lam trong vòng một tiếng.
Tuy khá kỳ công trong quá trình chuẩn bị và chế biến, tuy nhiên kết quả mang lại là vô cùng tuyệt vời. Thưởng thức một miếng cơm lam là du khách sẽ cảm nhận ngay được vị thơm dễ chịu, vị ngon tuyệt vời trong từng ống cơm, lẫn sự tiện lợi trong lúc mang từng ống cơm lam nhỏ gọn để ăn.
Bên cạnh đó, nhờ các nút đậy bằng lá chuối hoặc lá dong mà cơm lam còn được quyện thêm mùi thơm hấp dẫn, giúp thực khách cảm nhận được hương vị của núi rừng trong từng ống cơm.
10.2 Thưởng thức món Cơm Lam Bắc Mê ra sao
Cách thưởng thức cơm lam cũng khiến chúng ta thích thú, không ăn cơm trong bát mà ta sẽ dùng dao chẻ đôi ống tre, ống nứa. Sau đó dùng tay tách đôi lớp ống bên ngoài để bóc ra phần cơm lam trắng tinh, thơm ngây ngất bên trong.
Đối với người Hà Giang Món cơm lam Bắc Mê là một món ăn quen thuộc, không chỉ dành cho các bữa ăn gia đình hằng ngày mà còn là món để thiết đãi khách đến chơi nhà. Vì thế, thưởng thức cơm lam là chúng ta đang đón nhận tình cảm nồng nhiệt của người dân nơi vùng cao Tây Bắc này.
Được thưởng thức món cơm lam Bắc Mê, cũng được xem như phần nào khám phá được một nét đẹp giản dị trong ẩm thực của người dân Hà Giang. Giản dị những chính là nét đặc trưng đáng chú ý trong văn hóa ẩm thực của vùng đất này, mà nếu không một lần đặt chân đến đây, có lẽ thực khách không bao giờ trải nghiệm hết.
11.Mèn mén – Hương vị truyền thống của người H’Mong
Khám phá ẩm thực của dân tộc H’Mông ở Hà Giang, chắc chắn chúng ta sẽ bị ấn tượng ngay với một món ăn hết sức bình dị mà rất đặc biệt, đó chính là mèn mén.
Một món ăn truyền thống của người H’Mông, món ăn này được làm từ bột ngô hấp, một loại nguyên liệu hết sức bình thường nhưng đem lại cho du khách cảm nhận rất thú vị bằng chính hương vị thơm ngon đặc biệt của món ăn này.
Người dân tộc H’Mông trên núi cao Tây Bắc rất chịu khó, cần cù và sống gắn bó với thiên nhiên. Cuộc sống của họ thường ngày cũng rất bình dị, và đồ ăn cũng đơn giản và mộc mạc như chính con người và nếp sống nơi đây, nhưng vẫn toát lên những nét đặc sắc, thú vị.
Trước kia, những ngày giáp hạt gạo không đủ ăn, người H’Mông đã nghĩ ra cách làm món mèn mén để ăn dần. Lúc đi rẫy, đi nương hay đi chợ, mèn mén là món ăn rất tiện dụng để họ mang theo. Dần dần, mèn mén trở thành món ăn chính trong bữa ăn hằng ngày, cũng như món ăn không thể thiếu được trong các dịp lễ tết.
11.1 Nguyên liệu chế biến Mèn mén
Mèn mén được chế biến từ ngô tẻ truyền thống. Ngô do người H’Mông trồng trên các đồi cao, nên ngô rất thơm và dẻo. Món ăn nghe rất đơn giản nhưng để làm ra được nó đòi hỏi phải qua nhiều kì công.
11.2 Cách chế biến Mèn mén
Đầu tiên ngô được đem tách hạt, xay nhỏ và sàng cho bột thật mịn, đều. Sau đó, ngô được trộn với một ít nước, phải tính toán sao cho lượng nước vừa đủ để bột mịn, không quá khô hoặc không quá nhão.
Tiếp theo, mang đồ bột ngô 2 lần. Lần đầu, đồ cho bột ngô nở tơi ra và vớt ra để nguội, đảo bột đã được đồ cho bông tơi lên, đem đồ lần 2 với lửa vừa đều, cho tới khi dậy mùi thơm. Lúc mèn mén chín, sẽ dậy mùi rất thơm, dẻo và tơi.
11.3 Cách ăn đặc sản Mèn mén
Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức mèn mén chính chính tay người H’Mông chế biến, mùi ngô thơm lừng, mèn mén dẻo, quện vị bùi của ngô, ăn một lần mà nhớ mãi.
Người H’Mông thường ăn mèn mén với các loại nước canh như: nước xương, nước canh ra, hoặc nước thắng cố… hoặc với bột ớt nướng.
Ăn chút mèn mén cùng với nước canh, thấy bùi bùi, càng nhai kĩ càng thấy ngon, ngọt, thấm đẫm hương vị núi rừng.
Mèn mén ăn với ớt nướng, nhất là những ngày giá rét, khiến ta cảm tháy ấm hơn, xua đi cái rét nẻo cao. giản dị ấm cùng mà lại khiến du khách từng trải khó long quên được.
12,Phở chua – điểm tâm sáng chợ phiên
Phở chua là một trong những nét ẩm thực độc đáo của người dân tộc vùng cao nguyên đá Hà Giang. Đây là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong các phiên chợ vùng cao-là điểm tâm sáng của mỗi người dân chân chất nơi đây.
12.1 Nguồn gốc đặc sản Phở chua
Phở chua có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc sau đó lan rộng ra các tỉnh biên giời miên núi phía Tây Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… Tên gọi của món phở chua ở Trung Quốc vẫn được gọi là “Lường Pàn” có nghĩa là “phở mát”, vì nó có vị chua chua thanh thanh lạ miệng, bởi vậy mà phở chua rất được ưa thích vào mùa hè
12.2 Ý nghĩa của đặc sản Phở chua
Xem Thêm : Top 11 địa chỉ các quán ăn ngon ở đường Hoàng Văn Thụ Sài Gòn
Trước kia Phở chua chỉ được sử dụng trong các đám cỗ lớn, các dịp lễ tết, hay những bữa cơm quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, đến bây giờ nó đã phổ biến và được bán rất nhiều nơi, được người dân lựa chọn làm điểm tâm sáng mỗi ngày cũng như là món ăn quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày.
Văn hóa ẩm thực- món ăn Hà Giang rất đa dạng, có những nét đặc trưng riêng mà khó nơi nào có được.
12.3 Cách chế biến đặc sản Phở chua
Khi chế biến món phở chua, nguyên liệu quan trọng nhất chính là bánh phở tươi ngon. Bánh phở phải được lựa chọn kĩ càng từ những hạt gạo dẻo thơm ngon nhất sau đó xay ra và tráng thật mỏng và thật mềm
Một nguyên liệu không kém phần quan trọng nữa để tạo nên món đặc sản này chính là nước dùng. Nước dung chua ngọt này phải được chế biến từ một loại dấm đặc biệt, thật chua, được ngào chung với đường và gia vị cùng một chút bột sắn sệt sệt, tất cả được trộn đều lên và đun sôi.
Từng lát bánh phở dàn đều ra đĩa, phủ lên trên là những miếng vịt quay vàng rộm, vài lát thịt lợn quay, hay lạp xưởng rán cháy canh, thêm vài ngọn rau húng, cùng một chút lạc chao dầu đập dập.
Sau đó rưới một lớp nước dùng vào thành phở chua ngọt ăn kèm ớt xào, ớt chưng hoặc ớt tương. Chúng ta có thể uống kèm rượu ngô với phở chua để thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn đặc biệt này.
13,Cháo ấu tẩu – độc mà không “độc”
Không biết từ bao giờ mà các món ăn từ củ ấu tẩu xuất hiện và trở thành nét riêng ở vùng cao nguyên đá Hà Giang. Loại củ này thường được người dân tộc Mông trồng nhiều trên rẫy và núi, trong củ ấu tẩu có chất độc nên khi chế biến phải biết cách nếu không dễ gây ngộ độc cho người ăn.
Món cháo ấu tẩu là một nét đặc sắc mà du khách nên thưởng thức một lần khi đặt chân đến đây. Theo người dân nơi đây cho biết muốn làm được món cháo ấu tẩu phải có bí quyết trong cách chế biến nguyên liệu.
13.1 Cách nấu Cháo ấu tẩu
Trước khi nấu cháo, củ ấu tẩu phải được ngâm trong nước gạo, sau đó đưa ninh cho đến lúc nhừ và bở tơi ra, rồi mới đem tán nhuyễn, nấu cùng với gạo tẻ, nếp cái và chân giò. Củ ấu tẩu rất cứng nên khi nấu phải rửa sạch củ rồi thả vào nồi, cứ thế ninh đến lúc nào nó nhừ ra. Do có độc tính cao, nên một nồi cháo to nấu để bán chỉ dùng khoảng vài củ.
13.2 Cách ăn đặc sản Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu ăn kèm thịt băm, các loại rau thơm, tiêu rừng hoặc măng chua. Bên cạnh vị bùi và béo ngậy, ta có thể dễ nhận ra vị hơi đắng, lạ miệng của bát cháo. Đối với những du khách sau một hành trình đường xa đến Hà Giang mà được ăn một bán cháo ấu tẩu sẽ cảm thấy cơ thể sảng khoái, người khỏe khoắn trở lại ngay, đầu óc minh mẫnvà hào hứng hơn.
Cháo ấu tẩu có cả bốn mùa nhưng điều đặc biệt là cháo chỉ được bán vào buổi tối. Theo bà chủ quán bán cháo lâu năm cho biết, cháo ăn buổi tối sẽ có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Món ăn này giúp thư giãn gân cốt, giảm đau xương nhức cơ, có tác dụng hồi phục sinh lực rất tốt.
Hiện nay, cháo ấu tẩu đã phổ biến rộng rãi khắp trong Nam, ngoài Bắc. đối với nhiều người món cháo không chỉ là món ăn lót dạ, mà còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.
14.Thắng cố – “Nồi nước” chợ phiên
Nếu ai đã đặt chân tới các tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt là những huyện vùng cao ở Hà Giang, sẽ đều rất ấn tượng với một món ăn nghe khá lạ tai, đó chính là thắng cố, một món đặc sản của đồng bào dân tộc nơi vùng cao. Du khách rất dễ dàng bắt gặp được đặc sản thắng cố ở các Chợ phiên nơi núi rừng.
Thắng cố có nghĩa là thang cốt, là món canh nấu từ xương (theo âm Hán Việt). Nhưng cũng có người cho rằng đó là biến âm của từ thoảng, cố trong tiếng H’Mông có nghĩa là “nồi nước”.
Tuy vậy, không ai quan trọng cái tên có từ đâu, chỉ biết rằng, thắng cố là món ăn đặc biệt do người dân tộc Mông tạo ra và là món ăn đặc trưng luôn được bày bán trong mọi phiên chợ vùng cao vùng biên.
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người dân tộc H’mông, tuy nhiên về sau, món ăn này được du nhập và phổ biến sang các dân tộc khác như Kinh, Dao, Tày.
14.1 Nguyên liệu chế biến Thắng cố
Nguyên liệu để làm món thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa, sau đó có thêm thịt bò, thịt trâu, thịt lợn và gần như tất cả các phần của chúng đều có thể sử dụng để làm món thắng cố.
14.2 Cách làm đặc sản Thắng cố
Thịt được cắt thành những miếng nhỏ và cho vào một chiếc chảo lớn, bắc lên bếp củi cùng chút gia vị và hương liệu rồi đun sôi. Món này có một mùi nồng đặc trưng mà ai thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi. Màu sắc của thắng cố sền sệt, nhìn kém hấp dẫn.
Người bán thắng cố chờ khách đến ăn, mới múc ra bát còn nóng hổi, vừa ăn vừa thổi. Thắng cố có thể ăn kèm với rau bạc hà, tạo nên hương vị riêng, thêm chén rượu ngô nồng nàn ta sẽ cảm nhận được hết hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Muối hoặc bột canh được để sẵn ở ngoài, khi ăn, tùy vị mà người ăn nêm nếm cho vừa miệng mỗi người. Nồi thắng cố to sùng sục sôi, khi chảo vơi nước cạn, người ta lại cho thêm nước vào, bỏ thêm gân xương đun tiếp để tạo nên vị ngọt tự nhiên cho món ăn này..
15.Thắng đền “gọi bạn”
Buổi tối ở Đồng Văn, du khách không khó để bắt gặp cảnh hẹn nhau: “lát đi ăn thắng dền nhé!”. Đây là một món ăn chơi của người dân Hà Giang nói chung và là món ăn để “gọi bạn” quây quầy bên nhau nói riêng ở thị trấn Đồng Văn vào những đêm đông giá rét.
Sau bữa tối với nhiều đặc sản Đồng Văn từ thịt gác bếp cho đến xúc xích heo, được thưởng thức một bát thắng dền ấm bụng quả là một lựa chọn thanh tao, hợp lý.
Thắng dền là món bánh ăn chơi vào mùa đông, nên phải khi có gió lạnh tràn về thì người dân ở đây mới bắt đầu làm bánh. Thắng dền thoạt nhìn lúc đầu trông có vẻ giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, bánh cống phù ở Lạng Sơn, nhưng điều khiến hương vị của thắng dền trở nên khác biệt là ở cách chế biến . Khiến cho du khách ăn thử một lần sẽ thấy ấm áp khó quên.
15.1 Nguyên liệu và cách làm đặc sản Thắng đền “gọi bạn”
Làm thắng dền không khó nhưng trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi rất công phu. Thứ gạo làm bánh là phải chọn loại gạo nếp Yên Minh (loại gạo nếp ngon nhất tỉnh Hà Giang), hạt to tròn đều, dẻo và rất thơm.
Gạo được vò sạch rồi ngâm trong nước qua một đêm, sang hôm sau mang đi xay bột nước rồi mang đổ vào một chiếc túi vải, đợi đến khi túi bột nhỏ hết nước, bột đặc mịn mới đem ra làm bánh.
Thắng dền có thể chế biến chay hoặc cho thêm một ít nhân đậu xanh, đậu đỏ. Mỗi chiếc bánh thắng dền được nặn to bằng đầu ngón tay, hạt nào cũng tròn xoe và đều tăm tắp. Rồi đem đi luộc, luộc đến khi thắng dền nổi lên là chín, vớt ra ngoài sau đó chan nước dùng xâm xấp miệng bát.
15.2 Nguyên liệu làm tang gia vị thắng đền
Nước dùng để chan thắng dền được làm từ đường hoa mai, dừa và gừng, tuy nhiên mỗi người làm bánh lại có bí quyết pha chế riêng theo định lượng để đảm bảo độ cay hay ngọt vừa phải của món bánh.
Món bánh thắng dền có thơm ngon hay không chính là ở bát nước dùng, phải hài hòa giữa vị ngọt của đường, vị béo ngậy của dừa và vị cay se se của gừng tươi. Khách thưởng thức thường bỏ một hai viên thắng dền vào miệng, nhẩn nha cho từng hương vị tan ra nơi đầu lưỡi, sẽ cảm nhận được vị ngon đến khó lòng cưỡng lại.
15.3 Nên ăn đặc sản thắng đền khi nào
Giữa cái lạnh của mùa đông, trên tay bưng một bát thắng dền nóng hổi nghi ngút khói, hòa quyện mùi thơm của nếp, của đường, của gừng, của vừng lạc, chắc hẳn du khách sẽ cảm thấy ấm lòng giữa thị trấn Hà Giang hun hút gió núi mùa đông.
Một món ăn chơi mà mang cái tình cảm nồng ấm của miền cao nguyên núi đá, khiến thực khách thưởng thức một lần mà nhớ mãi, kẻ ăn rồi thì lại muốn quay lại để thưởng thức thêm món ăn dân dã này.
16.Rêu nướng – đặc sản người Tày
Hầu hết mỗi dân tộc đều có một nền ẩm thực phong phú, đa dạng riêng và người Tày ở Hà Giang cũng vậy, một trong những món ăn giản dị mà đặc biệt đó là món ăn được chế biến từ rêu.
Mọi người ai cũng vẫn thường nghĩ rêu chỉ là một loài thủy sinh chẳng có tác dụng gì hết. Thế nhưng dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tày thì loại thủy sinh dường như vô dụng kia có thể biến thành một món ăn vừa ngon lại tốt cho sức khỏe.
16.1 Nguyên liệu để làm Rêu nướng
Theo kinh nghiệm của người dân tộc Tày, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi vì ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon.
16.2 Cách làm đặc sản Rêu nướng
Rêu tươi được mang về và vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó chế biến thành nhiều món ăn.
Sau khi xé tơi rêu ra thì trộn thêm các gia vị như xả, mùi tàu, lá dăm, lá hẹ và có thể cho 1 hoặc 2 hạt dổi vào cho thơm cùng với muối, mì chính, và tuỳ theo khẩu vị của từng người, từng gia đình mà nêm nếm gia vị, sau khi trộn xong gói rêu vào lá rồi nướng trên than bếp.
Khi nướng, ta không xoay nhiều lần mà nướng chin hẳn một bên, sau đó nướng bên còn lại. Khi bấm thấy mềm là lúc rêu đã chín. Vì rêu có thể ăn theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rồi cất lên gác bếp để dự trữ. Khi có khách quý người ta mới mang ra để thết đãi.
16.3 Công dụng của Rêu nướng
Rêu nướng không chỉ là món ăn được đồng bào dân tộc Tày ưa thích, mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh như giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.
Theo kinh nghiệm dân gian, rêu chính là vị thuốc giúp chống được mụn nhọt, sốt rét, phong hàn.
Người đi rừng khi uống nước mưa hoặc nước suối, ăn rêu sống hoặc rêu nướng sẽ chịu được cái lạnh giá của núi rừng, chướng khí sơn lâm.
Thành phần chủ yếu của rêu là chất xơ nên còn có tác dụng giảm mỡ máu và là món ăn tốt cho những ai muốn ăn kiêng.
17. Cá anh vũ – Đặc sản Hà Giang nổi tiếng
Cá anh vũ có thân dày, thuôn dần về phía đuôi và có hai đôi râu trước miệng. Thân cá màu xám, bụng màu vàng nhạt. Loài cá này chỉ ăn rêu và các loại tảo, sống ở những hang đá sâu và khi nước lạnh mới ra tìm mồi.
Vì vậy, để được một con cá là cả một kỳ công. thường vào mùa lạnh là lúc cá anh vũ ra kiếm ăn, nhiều người dân phải uống nước mắm, nín thở mà lặn thả cụp, mò cá. Nhiều ngư dân cho biết cá anh vũ quý thật, nhưng để bắt được nó có khi phải đánh đổi cả tính mạng.
17.1 Cách chế biến đặc sản Cá anh vũ
Theo cách chế biến cá truyền thống của khu vực Hạc Trì, ngon nhất và được ưa chuộng nhất vẫn là món cá hấp, cá được mổ và rửa sạch, sau đó được ướp với gừng, muối và mắm ngon và các loại gia vị cho vừa. Sau đó đặt cá lên trên một lớp lá gừng rồi đưa vào nồi và hấp chín.
Đây là món ăn được ưa chuộng nhất vì nó giữ được nguyên hương vị của cá hơn bất cứ các cách chế biến khác.
17.2 Cách ăn đặc sản Cá anh vũ
Khi ăn món này, người ta thường ăn với khế xanh, chuối xanh và bánh tráng mỏng, các loại rau như tía tô, dấp tanh, xương xông… Đây đều là những vị thuốc bổ trợ cho thịt cá anh vũ.
Thịt cá anh vũ trắng, quánh và thơm ngon, nhưng có lẽ giá trị nhất của cá lại nằm ở khối sụn môi. Cái khối sụn này không những rất giòn mà còn theo tương truyền chữa được rất nhiều bệnh.
Nhiều người còn cho rằng rằng vì cá anh vũ để cung tiến vua và tế thần linh nên khi ăn cá anh vũ sẽ đem lại rất nhiều điều may mắn. Vì vậy, giống cá sông nổi tiếng này hiện có giá rất cao và rất hiếm.
II. Tổng kết
Bài viết này chúng tôi gồm có 17 loại đặc sản Hà Giang, mỗi loại có một vị ngon nhất định. Nếu bạn đã đến Hà Giang thì xin đừng bỏ qua những món ăn đặc sản này nhé.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực