Ngoài hẻm 15B Lê Thánh Tôn và 8A Thái Văn Lung, khu phố Phạm Viết Chánh (quận Bình Thạnh) cũng là nơi tập trung nhiều quán ăn Nhật Bản.
Tại những khu vực này, thực khách có thể tìm thấy quán Nhật nhỏ xinh, phục vụ mì ramen, sushi và các món ăn truyền thống xứ mặt trời mọc. Dưới đây là 3 quán Nhật núp hẻm, có không gian nhỏ, do người Nhật mở, thực đơn không cầu kỳ với mức giá dao động từ 100.000 đồng/món.
Bạn Đang Xem: Các quán ăn Nhật núp hẻm ở TP.HCM
Tomidaya Ramen
Nhiều thực khách nhận xét đây là quán mì ramen chuẩn vị Nhật ở TP.HCM. Quán 3 lần thay đổi địa điểm, ban đầu ở một hẻm trên đường Thái Văn Lung, sau đó chuyển qua con hẻm Lê Thánh Tôn và hiện tại đang tọa lạc tại khu phố Nhật Phạm Viết Chánh (quận Bình Thạnh).
Quán có không gian nhỏ, không biển hiệu cầu kỳ nhưng luôn đông khách ghé. Hầu hết thực khách đến đây đều gọi món Shoyu ramen. Quản lý quán chia sẻ phần nước dùng của món mì là thành phẩm của nước ninh xương heo, gà và rau củ trong ngày. Mỗi tô mì trước khi bưng ra bàn thực khách được bỏ một chút mỡ heo luộc, sau đó chan nước dùng nóng hổi làm mỡ tan xuống, loang ra tô mì.
Thực khách Anh Chi nhận xét phần nước dùng có váng mỡ nhưng mang vị béo mà không ngấy, có chút ngọt thanh từ rau củ hầm.
Xem Thêm : Tóc bạc tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân và cách ngăn ngừa
Ngoài mì nước, quán còn phục vụ mì khô tsukemen. Anh Nhất Mai (TP.HCM) miêu tả món ăn này giống như món hủ tiếu khô. Mỗi tô mì có kèm theo một phần nước dùng ăn kèm. Sợi mì tsukemen to và dẻo mềm hơn sợi mì nước, phần nước dùng kèm theo được nêm đậm đà hơn.
Danbo Ramen
Theo giới thiệu của quản lý, cửa tiệm này chuyên phục vụ tonkotsu ramen mang hương vị vùng Fukuoka (Nhật Bản). Quán này thuộc chuỗi nhà hàng mì ramen có tiếng tại Nhật Bản. Ngoài cửa tiệm nhỏ ở Thái Văn Lung, thương hiệu mì này cũng có nhiều chi nhánh tại Nhật và các quốc gia khác như Mỹ, Australia, Canada.
Lần đầu tới đây dùng món, bạn dễ bị bối rối không biết nên chọn loại mì nào. Theo sự tư vấn từ nhân viên quán, có 3 kiểu mì thực khách nên dùng thử.
Mì ramen truyền thống được nhiều người gọi nhất vì nằm ở vị trí đầu menu. Nước dùng tô mì này được kết hợp với mỡ heo, có vị béo ngậy, ngọt sữa. Phần mỡ sử dụng là mỡ thăn vai luộc cùng rượu và gia vị, tạo hương thơm và giảm độ ngấy.
Mì hành mè có sự thay đổi từ mỡ heo sang dầu mè, sợi mì bóng hơn, thơm vị mè rang.
Nếu thích ăn cay, bạn có thể gọi mì ramen cay kết hợp sốt Ichimi Togarashi. Vị cay của tô mì này không hăng, hậu vị trong cổ họng ngọt.
Xem Thêm : Bạn đã biết có 1 hàng HỦ TIẾU HÀI CỐT độc đáo cực hút khách ở Biên Hoà
Các món ăn trong thực đơn được ghi chú rõ ràng với 3 thứ tiếng, thêm phần gợi ý cách dùng cho thực khách. Điểm trừ là quán luôn kín bàn vào giờ trưa.
Daiichi Ramen
Ngoài mì ramen, quán này còn phục vụ mì udon, cơm bò hầm (gyudon), cơm cà ri… phù hợp cho dân văn phòng đang tìm điểm ăn trưa kiểu Nhật.
Bếp trưởng cửa tiệm chia sẻ mì ramen tại đây mang phong cách vùng Yokohama (Nhật Bản). Vùng này được biết đến là nơi khai sinh ra mì ramen.
Để có phần nước dùng chất lượng, tiệm lựa chọn xương ống tươi ngon, hầm 8 tiếng để có thành phẩm đục như sữa, thơm, vị béo ngậy mà không ngấy.
Thực khách Hà My (TP.HCM) nhận xét: “Mình tình cờ biết đến quán trong một lần đi lòng vòng trên phố Thái Văn Lung. Không gian ở đây khiến mình liên tưởng tới quán Nhật trong phim Midnight Diner. Quán có nội thất gỗ toàn bộ, nhỏ và ấm cúng”.
Ngoài quán ăn ở Thái Văn Lung, thực khách có thể tìm đến cơ sở khác tại đường Nguyễn Công Trứ (Bình Thạnh), nằm gần khu phố Nhật Phạm Viết Chánh.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực