Dị ứng da làm bạn ngứa ngáy, khó chịu, cản trở cuộc sống và công việc của bạn. Cùng Emvaobep tìm hiểu các loại dị ứng da thường gặp và cách xử lý nhanh khi bị dị ứng.
Dị ứng da xảy ra do các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào cơ thể, chúng không thể sinh sống hòa hợp trong cơ thể chúng ta, làm cơ thể phản ứng lại bằng cách phát ban, nổi mề đay,… gây ngứa ngáy, khó chịu hay tệ hơn là làm tổn thương da, dẫn đến nhiều biến chứng không lường trước được. Cùng Emvaobep tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về các loại dị ứng da và các cách xử lý khi bị dị ứng da nhé!
- 25 kiểu tóc nam đẹp, dẫn đầu xu hướng cực hot cho mùa hè
- Rau bồ công anh trị mụn, trị nám an toàn mà hiệu quả lại cực nhanh
- Làm mặt nạ dưỡng da từ đu đủ và mía giúp da trắng sáng rạng rỡ
- Biến tấu mặt nạ dưỡng da tay hiệu quả với hũ gel nha đam quen thuộc
- Khi sơn gel nên biết những điều này để móng tay luôn chắc khỏe
1 Các loại dị ứng da thường gặp
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa
Bạn Đang Xem: Các loại dị ứng da thường gặp? Cách xử lý nhanh khi bị dị ứng
Khái niệm
Bệnh viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính, thường dễ tái phát và có thể kéo dài đến hàng tháng trời.
Nguyên nhân
Đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa thật rõ ràng. Một vài giả thiết cho rằng do da quá khô, không được cấp đủ nước, dễ bị kích thích hoặc có thể do rối loạn miễn dịch từ lúc sinh ra.
Dấu hiệu
Viêm da cơ địa có xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thường thấy nhất là vùng bàn tay và các nếp gấp (khuỷu chân hay khuỷu tay…). Khi bị viêm da cơ địa, chúng ta sẽ thấy vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa. Mức độ ngứa có lúc rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm khiến bạn mất ngủ. Bạn sẽ bị ngứa 1 thời gian rồi giảm, sau đó lại lặp lại.
Tác hại
Vì bệnh dễ tái phát nên sẽ làm bạn khó chịu, mệt mỏi, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày. Nếu không điều trị kịp thời, vùng da bị ngứa sẽ lan rộng, da có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Viêm da cơ địa dễ tái phát
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc
Khái niệm
Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da do một số yếu tố từ môi trường khi tiếp xúc với da. Bệnh lý này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bạn tiếp xúc với các chất làm kích thích hoặc gây dị ứng cho da như thuốc, mỹ phẩm, nước hoa, sơn móng tay, trang sức có niken, các sản phẩm chứa cao su,… mà chúng có các thành phần hóa học mà cơ thể không hợp sẽ tạo ra phản ứng dưới da.
Dấu hiệu
Da người bệnh có hiện tượng cực kỳ khô, gây nứt nẻ, bong tróc hay có vảy hoặc có thể vùng da bị đỏ và có hiện tượng rỉ nước. Một vài trường hợp da còn sạm đen và sần sùi. Người bệnh thấy ngứa ngáy dữ dội, trầm trọng hơn là phồng rộp, bỏng rát da.
Tác hại
Cùng như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc làm bạn ngứa ngáy, đau rát, rất khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn. Ngoài ra, viêm da tiếp xúc còn làm bạn dễ bị nhiễm trùng do người bệnh gãi mạnh tay, tạo nên vết thương hở. Bệnh cạnh đó, bệnh lý này còn gây tăng sắc tố da, da sạm hơn hoặc da bị đổi màu sau khi viêm nhiễm.
Viêm da tiếp xúc gây sạm da
Bệnh chàm
Bệnh chàm da
Khái niệm
Bệnh chàm hay còn có tên gọi khác là eczema, là tình trạng viêm da xuất hiện các mụn nước do cơ thể phản ứng với các tác nhân bên trong và bên ngoài, có thể xảy ra từng đợt hay tái phát.
Nguyên nhân
Có thể một trong 2 nguyên nhân là vì cơ địa hoặc các tác nhân bên ngoài.
Xem Thêm : Uốn tóc tại nhà chỉ với 1 đôi tất? Nghe hơi ảo nhưng hiệu quả lắm đấy
Nếu là cơ địa thì bệnh chàm là do di truyền là chủ yếu. Khi trong nhà bạn có người mắc bệnh thì bạn có nguy cơ mắc cao.
Còn do các tác nhân bên ngoài có thể do thuốc uống, mỹ phẩm, quần áo, đồ dùng, giày dép hay các tác nhân do nghề nghiệp như xi măng, thuốc nhuộm, dầu mỡ, xăng dầu, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
Dấu hiệu
Bệnh chàm được chia thành các giai đoạn như tấy đỏ, nổi mụn nước, chảy nước, da nhẵn và cuối cùng là da bong vảy. Nhìn chung da sẽ nổi ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Sau khi nhiễm da sẽ bình thường và không để lại sẹo.
Tác hại
Như các bệnh viêm da khác, bạn sẽ dễ tự làm tổn thương da của mình bằng cách gãi lên chỗ bị ngứa, làm vết thương hở ra, vi khuẩn dễ xâm nhập. Ngoài ra, khi bị bệnh chạm, bạn sẽ dễ nhiễm virus sinh dục Herpes Simplex. Loại virus này làm da bị phồng rộp, tạo lớp vảy và làm cho chúng ta bị sốt. Không chữa trị kịp thời chúng sẽ lây lan làm bệnh ngày một nặng hơn.
Nhiễm khuẩn do chàm da gây ra
Nổi mề đay
Nổi mề đay trên da
Khái niệm
Nổi mề đay là một loại dị ứng da thường gặp nhất, hay xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc vào mùa hè, do nhiều nguyên nhân. Nổi mề đay gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bạn bị mắc bệnh. Thứ nhất là do di truyền, nếu trong nhà có người mắc thì nguy co cao bạn cũng sẽ bị bệnh. Thứ hai, cơ thể bạn có đề kháng yếu cũng làm bạn bị nổi mề đay. Lý do nữa là do thời tiết, khí hậu, lúc giao mùa, quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra, bạn bị nổi mề đay có thể do dị ứng các loại hải sản, thịt bò, trứng, socola hay phô mai, hạnh nhân,… hay các loại thuốc uống hay thuốc bôi ngoài. Thêm nữa, bạn có thể bị nổi mề đay do nguyên nhân khởi phát từ trong cơ thể như viên siêu vi B, C hay nhiễm khuẩn tai, mũi, họng, răng miệng, hệ tiêu hóa,…
Dấu hiệu
Đối với dị ứng mề đay cấp tính, bạn sẽ bị nổi mẩn đỏ, gây ngứa ở chỗ bị dị ứng và có xu hướng lan ra, trong vài giờ hoặc đến 1 tuần sẽ hết.
Đối với dị ứng mề đay mãn tính, bạn được cho là mãn tính khi bị nổi mề đay quá 8 tuần. Lúc này bệnh đã phức tạp hơn, xuất hiện các vết sần hình tròn hoặc vệt dài ngoằn ngoèo, có thể có xuất huyết, phỏng rát, nổi mụn nước, dễ vỡ gây nhiễm trùng.
Tác hại
Gây ngứa ngáy, khó chịu, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, nặng hơn là nhiễm trùng, hô hấp phù nề gây khó thở.
Nổi mề đay tìm ẩn nhiều nguy cơ với cơ thể
Nấm da
Nấm da
Khái niệm
Nấm là là một loại dị ứng da thường gặp, được hiểu đơn giản là da bị tấn công bởi nấm. Bạn có thể bị nấm da ở bất kỳ vùng da nào.
Nguyên nhân
Vi nấm dermatophytes ưa sống ở vùng da ẩm ướt hay các nếp gấp trên da là thủ phạm gây ra loại dị ứng da này. Ngoài ra còn do nhiệt độ nóng ẩm kéo dài, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài,…
Dấu hiệu
Da đóng vảy, khô, bong tróc gây ngứa ngáy là những triệu chứng đặc trưng.
Tác hại
Xem Thêm : Bỏ túi bí quyết dưỡng da từ loại củ quen thuộc ở nhà
Bị nấm da dễ gây mưng mủ, lở loét do nhiễm trùng, viêm da, chàm hóa da gây phiền toái cho cuộc sống cá nhân, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
Nấm da ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần người bệnh
Bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa trên da tay
Khái niệm
Bệnh tổ đỉa là một loại dị ứng da thường gặp, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, đây là một dạng dị ứng da mãn tính.
Nguyên nhân
Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tổ đỉa. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh này do cơ địa, di truyền, thần kinh hay rối loạn chức năng nội tạng.
Dấu hiệu
Dấu hiệu phổ biến nhất là nổi mụn nước dưới da, nhất là chân và tay, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu dữ dội. Ngoài ra khi bạn gãi nhiều sẽ hình thành tổ đỉa nhiễm khuẩn, nổi các mụn mủ có quầng đỏ xung quanh. Đặc biệt còn có một thể đặc biệt của tổ đỉa là da khô, đỏ, tróc vảy và nóng rát.
Tác hại
Bệnh tổ đỉa gây nhiễm trùng, biến dạ móng chân, móng tay, ảnh hưởng xấu đến ngoại hình và tâm lý.
Tổ đỉa ảnh hưởng xấu đến ngoại hình
2 Các cách xử lý nhanh khi bị dị ứng da
Tình trạng dị ứng da cần phải can thiệp nhanh chóng và kịp thời, tránh để tình trạng nặng hơn, gây tổn thương da vĩnh viễn và kéo theo những bệnh lý nguy hiểm khác.
Sau đây là một số cách ứng phó nhanh với các loại dị ứng da.
Các biện pháp chăm sóc da tại nhà
- Ngâm vùng da bị dị ứng bằng nước ấm hoặc lạnh để giảm thiểu ngứa và tình trạng sưng tấy, làm dịu da. Tuy nhiên, nếu vết thương hở thì bạn đừng áp dụng nhé, sẽ dễ bị nhiễm trùng đấy.
Ngâm da với nước ấm hoặc lạnh
- Dùng kem dưỡng ẩm cho làn da của bạn. Các loại dị ứng da phần lớn sẽ làm khô da. Chính vì lẽ đó, kem dưỡng ẩm “tiếp nước” cho da, giảm tình trạng bong tróc, đóng vảy, giảm các cơn kích thích ngứa ngáy.
Dùng kem dưỡng ẩm da
- Thoa gel nha đam giúp da kháng khuẩn và giảm kích ứng. Ngoài ra dùng gel nha đam còn giúp sản sinh ra collagen để nhanh tái tạo làn da bị tổn thương do chứa chất polysacarit.
Thoa gel nha đam để sản sinh collagen
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để giảm ma sát vào các vùng da hay vùng tổn thương được thông thoáng, quá trình lành bệnh sẽ nhanh hơn.
Mặc quần áo thông thoáng
- Tuyệt đối không sử dụng hay tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, hải sản, thực phẩm,…
Không sử dụng hay tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng
Sử dụng thuốc điều trị
Ngoài những cách điều trị đơn giản, tại nhà thì chúng ta cần sự can thiệp của thuốc đặc trị để vấn đề dị ứng da nhanh hết và đúng bệnh.
- Thuốc Corticosteroid: Tác dụng tốt để ngăn ngừa dị ứng do miễn dịch gây ra. Tuy vậy, chúng chỉ được dùng ngắn hạn và trên da tổn thương nặng.
- Thuốc kháng Histamine: Thường được kê toa thì mới được sử dụng để khắc phục tình trạng dị ứng da.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Đây là một lựa chọn thay thế cho các loại thuốc kháng viêm steroid.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Lưu ý, các loại thuốc đặc trị ngoài trị bệnh còn kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua ngoài mà phải được sự thăm khám và chỉ định từ bác sỹ nhé.
Như vậy, qua bài viết này của Emvaobep, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về các loại dị ứng da, bao gồm các khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại của chúng đối với tinh thần cũng như sức khỏe của chúng ta và một số biện pháp điều trị. Hãy luôn lắng nghe cơ thể để chúng luôn được chăm sóc tốt mỗi ngày nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Mua kem dưỡng ẩm tại Emvaobep để cấp ẩm, giảm ngứa ngáy cho da bị dị ứng:
Emvaobep
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Bí quyết làm đẹp