Giữa muôn vàn món ngon Huế, người ta vẫn không thể quên được hương vị của bún bò, đậm đà nhưng vẫn có nét thanh thoát, như chính con người Huế vậy. Ở Huế, bún bò cũng được xếp vào tinh hoa ẩm thực cố đô. Dung dị và hiền hòa. Đến Huế, người ta lang thang khắp các ngõ ngách để thưởng thức tinh hoa ẩm thực cố đô. Trong đó có bún bò Huế, món ăn mà đi đâu cũng nhớ về.
Bạn Đang Xem: Bún bò Huế – 1 công thức nấu đúng chuẩn vị Huế
Ở đâu đó có một câu ” Đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “kiểu Huế” nữa, là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng…”
Xem Thêm : Bánh căn Nha Trang – REVIEW TOP 20 quán ngon nổi tiếng giá bình dân
Bún bò Huế là món ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng, và tốt cho sức khỏe. Đây cũng là món ăn được ưa chuộng ở khắp các vùng miền. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm món này chuẩn vị, giữ được hương vị đặc trưng của nó. Dưới đây Đặc sản Việt Nam muốn chia sẻ công thức làm món bún bò Huế ngon và mang đậm hương vị Huế
Nguyên liệu làm nên bún bò Huế:
Một tô Bún bò Huế, ngoài thịt bò là nguyên liệu chủ đạo còn có giò heo, chả cua, gân bò, huyết bò. Biến tấu thế nào là tùy thuộc vào sự sáng tạo, gia giảm, thêm bớt của người nấu.
- Xương ống (heo hoặc bò)
- Rau sống ăn kèm: bắp chuối, rau thơm, giá, hành, ngò…
- Một số nguyên liệu khác: bún, sả, ớt đỏ, boa-rô/hành tím, dầu điều, chanh.
- Gia vị: Mắm ruốc Huế, nước mắm, bột ngọt.
Cách chế biến bún bò Huế:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Sả, gừng rửa sạch, đập dập.
- Giò heo lóc xương. Phần bắp heo cuộn lại, dùng chỉ hoặc sợi lát buộc chắc.
- Cuộn tròn tấm thịt nạm bò cho chắc tay, buộc chắc lại. Bắp bò cũng dùng dây bó cho chặt (Việc bó thịt lại giúp thịt khi nấu chín ít bị co lại). Sả, gừng rửa sạch, đập dập.
- Bắc nồi nước sôi cho xương và bắp bò, nạm bò, gân bò, giò heo vào trần qua (vớt hết bọt đi để món ăn được đẹp mắt nhé)
- Sau đó cắt gân thành miếng vừa ăn.
- Pha 3 thìa canh mắm ruốc Huế với ½ chén nước, rồi quấy đều.
Bước 2: Ướp thịt
Ướp tất cả thịt với 2 thìa canh đường, 1 thìa canh muối, ½ thìa canh bột ngọt, 1 thìa canh mắm ruốt (đã pha loãng), 2 thìa canh hành tím băm, 2 thìa canh tỏi băm, 2 thìa canh sả băm.
Bước 3: Hầm thịt và xương.
- Lót 3 cây sả và ½ lượng gừng ở đáy nối áp suất, cho xương heo và thịt giò heo vào, cho nước sâm sấp mặt thịt, đậy kín.
- Đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 5 phút. Vớt bắp giò heo ra thau nước lạnh (làm như thế thịt sẽ chắc, không bị bở).
- Lại lót phần sả và gừng còn lại ở đáy nồi áp suất, cho thịt bắp bò, nạm bò và gân bò vào, cho nước sâm sấp mặt thịt. Sau đó đậy kín nắp, đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút là được. Khi đó, chúng ta vớt bắp bò và nạm bò vào thau nước lạnh cho thịt được chắc.
Xem Thêm : Top 6 nhà hàng ngon rẻ ở Phan Thiết
Bước 4: Nấu nước dùng.
- Phần nước hầm thịt bò và nước hầm xương đổ chung vào 1 nồi, sau đó thêm nước lạnh cho vừa 5 lít nước.
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, nêm gia vị: 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng café bột ngọt, chén mắm ruốt Huế đã pha loãng. Nếm thử và điều chỉnh gia vị cho vừa khẩu vị.
*Lưu ý: Để nước dùng thơm và có màu đẹp: Làm nóng 2 muỗng canh dầu, phi thơm 1,5 muỗng canh sả băm, 1 muỗng canh tỏi băm. Khi sả và tỏi săn lại, thơm thì cho 2-3 muỗng canh dầu màu điều vào và tắt bếp.
Bây giờ chỉ cần đổ hỗn hợp này vào nồi nước xương ninh là được.
Bước 5: Trình bày.
- Chuẩn bị rau mùi: Cắt nhuyễn ít rau răm, hành, ngò và cắt lát mỏng hành tây.
- Thịt lợn cắt lát mòng, bún trần qua nước sôi để tạo độ mềm cho sợi bún.
- Xếp thịt, gân, chả, rắc ít rau mùi, chan nước dùng. Dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, rau thơm, chanh ớt…
Bún bò Huế không còn là món ăn xa lạ đối với người dân khắp cả nước. Đi một vòng Hà Nội hay Đà Nẵng thậm chí ở thành phố Hồ Chí Minh ta dễ dàng bắt gặp những quán ăn mang tên “bún bò Huế”. Nhưng có lẽ, để tìm được hương vị và sự đậm đà của món bùn bò Huế chính gốc thì ít có nơi nào đáp ứng được trừ mảnh đất có dòng sông Hương và cầu Tràng Tiền.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực