Bánh canh cá lóc Thủy Dương không chỉ được xem là món ăn dân dã trên các quán xá, hè phố, mà trở thành một đặc sản của vùng đất sông Hương núi Ngự. So với các đặc sản khác của xứ Huế như cơm hến, mắm tôm, bánh canh có phần khiêm tốn hơn về mức độ phổ biến, song vẫn là một trong những món ăn chiếm được nhiều cảm tình của người bản địa lẫn khách du lịch. Hãy cùng Đặc sản Việt Nam khám phá món bánh canh cá lóc Huếnày nhé
Bạn Đang Xem: Bánh canh cá lóc Thủy Dương – Một công thức nấu chuẩn vị Huế
Xem Thêm : Muốn thưởng thức trọn vẹn ẩm thực Bỉ thì không thể bỏ qua 6 món này
Có người nói, Thủy Dương chính là nơi xuất xứ của món ăn dân dã này. Thực hư chưa rõ, chỉ biết rằng nơi đây có hàng chục quán bánh canh san sát nhau dọc hai bên đường.
Dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất Thành thuộc phường Thuỷ Dương (thị xã Hương Thuỷ, TP.Huế) thực khách sẽ bắt gặp nhiều quán bánh canh cá lóc nằm liền kề nhau. Quả nhiên, bánh canh ở đây hấp dẫn với những miếng cá mặn dịu, đính kèm nước dùng được điểm xuyết bởi sắc vàng của dầu hạt điều. Thêm vào đó những cọng hành thái nhỏ vừa chín tới, không quá nhừ làm nên nét thú vị cho món bánh canh cá lóc nơi này
Cách nấu bánh canh cá lóc
1/Nguyên liệu:
– Cá lóc lớn, thịt săn , lựa con to vừa để thịt đạt độ dai săn tốt -Bột bánh lựa loại dai, ngon, thường nấu món này người ta chọn bột gạo cắt tay
– Gia vị ( củ ném- hành tăm, ớt bột màu Huế, mắm ruốc Huế, tiêu, bột ngọt, muối.)
2/ Cách chế biến:
Xem Thêm : Cách làm kem bơ nước cốt dừa chuẩn hương vị
-Cá mua về được làm sạch, lóc kỹ phần thịt ra khỏi xương. – Đầu và xương cá được đem đi ninh cùng ít gừng và gia vị, hớt bọt liên tục rồi lọc kỹ để lấy nước dùng sao cho nước trong và giữ được độ thanh ngọt tự nhiên. Trong khi chờ nước sôi thì hòa ruốc Huế vào nồi nước nhỏ, để sôi rồi để 1 lúc cho lắng cặn. Khi nồi nước dùng sôi trở lại thì chiết phần nước ruốc trong vào nồi. Gần cuối đổ 1 ít tiêu hành nước mắm vào nồi dể nồi nước dậy mùi thơm đậm đà Thịt cá phi-lê được cắt thành những miếng nhỏ, hình chữ nhật vừa ăn. Ướp thịt cá với hành tăm băm nhuyễn, muối, đường, nước mắm ngon và nhất thiết không thể thiếu hai gia vị là ớt bột và ruốc – đặc trưng của Huế. -Trong khi chờ cá thấm thì làm tóp mỡ. Bắc lên bếp chiếc chảo loại vừa, chờ chảo nóng thì nhanh tay cho những miếng mỡ lợn đã được xắt lát vào, mỡ ứa ra từ từ, phần da phồng rộm lên, kêu lụp bụp. Khi mỡ đã rút ra hết, chỉ còn lại những miếng tóp vàng ươm, giòn rụm trong chảo, người ta vớt hết tóp ra, dùng ngay phần mỡ đó để xào cá.
-Cho hành tăm, ớt bột vào phi vàng, cho tiếp cá đã ướp vào xào vừa lửa, nhẹ tay để cá rút hết gia vị vào bên trong và không bị nát. Phần tóp mỡ lấy ra được đem xào thật cay cùng ớt bột.
Bột bánh canh bao gồm bột gạo hay bột lọc, bột mì ( thường là bột gạo) được làm sẵn. Banh canh cá lóc Thủy Dương ở Huế thì hay là loại bột gạo được cán tại chỗ trên những chiếc ống nhựa lớn, khách gọi chừng nào thì người bán nhanh tay cắt bột liên tục cho vào nồi nước luộc chừng ấy. Chờ bột chín tới nổi lên trên mặt rồi vớt ra tô, cho vào phần cá đã xào sẵn cùng với gia vị vừa ăn rồi múc một muỗng lớn nước dùng đổ vào, thêm một nắm hành lá và rau răm xanh ngắt lên trên để tăng hương vị.
Bánh canh cá lóc phải ăn khi đang thật nóng. Khi ăn có thể cho thêm ớt bột loại cay, hành thái nhỏ, hạt tiêu, mì chính. Xưa còn cầu kỳ trong cách chọn chén bát. Loại đọi (tô) đặc trưng để ăn bánh canh là loại tô bèo, tức lòng tô nhỏ, hẹp, nhưng miệng tô thì loe rộng. Có lẽ vì ăn nóng, lại nấu bằng bột gạo nên nếu múc loại tô lòng lớn, ăn lâu hết, bánh canh sẽ kém ngon! Một tô bánh canh cá lóc năm ngàn đồng mà làm cho người ăn có cảm giác mình đang thưởng thức món cao lương mỹ vị nào đó.
Nay bánh canh ra đường, xuống phố, sánh cùng bún bò giò heo và nhiều món ăn ngon khác. Đó cũng là đóng góp lớn của người dân vùng ven đô Thuỷ Dương vào kho tàng văn hoá ẩm thực dân tộc. Cái thương hiệu bánh canh cá lóc Thuỷ Dương đã có mặt ở những đường phố Huế sang trọng và cũng đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước như một lời quảng bá, giới thiệu đẹp về xứ Huế thân yêu.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực