Nên tập cho bé ngồi bô như thế nào? Nếu bạn lần đầu làm cha mẹ và còn phân vân về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Bách Hóa XANH nhé.
Thông thường, tã là vật dụng giúp giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ các mẹ bỉm sữa, việc sử dụng tã trong thời gian dài cũng gây ra một số vấn đề nhất định như khiến trẻ bị hăm tã, hoặc đôi khi trẻ hiếu động khiến tã bị lệch và nước tiểu tràn ra ngoài. Chính vì vậy, đến một giai đoạn nhất định, các mẹ bỉm sữa thường tập cho con ngồi bô hoặc bồn cầu.
- Cách pha nước mắm chấm cá thơm ngon miễn chê
- 6 bộ chén dĩa melamine chất lượng, đẹp dễ thương cho căn bếp
- So sánh nồi áp suất điện Bluestone nút nhấn và núm vặn trong việc nấu canh
- Gợi ý 5 thực đơn tiệc nhẹ chuẩn vị thơm ngon đơn giản để tiếp khách
- So sánh lò vi sóng Panasonic nút vặn và nút nhấn điện tử trong nấu ăn
1 Thời gian nào mẹ nên tập cho bé ngồi bô?
Thời điểm thích hợp cho trẻ ngồi bô
Bạn Đang Xem: 10 mẹo tập cho bé ngồi bô đơn giản từ kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa
Mỗi trẻ đều có cơ địa và tốc độ phát triển khác nhau, nên sẽ không có một thời điểm chắc chắn để bạn có thể cho bé ngồi bô. Một số nghiên cứu cho rằng, bé gái thường sẽ học cách sử dụng nhà vệ sinh sớm hơn so với bé trai.
Có nhiều phụ huynh cho con ngồi bô từ khi 1 tuổi vì bé đã cứng cáp. Tuy nhiên cũng có rất nhiều em bé 2-3 tuổi mới có thể sẵn sàng ngồi bô. Chính vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng hay vội vàng, hãy lắng nghe và quan sát con bạn, cho bé tập ngồi bô khi bé thật sự sẵn sàng. Một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo khi con sẵn sàng:
- Trẻ tỏ ra thích thú khi bạn cho bé tập đi vệ sinh
- Trẻ có thể hiểu những hướng dẫn của bạn và làm theo dễ dàng
- Trẻ muốn bỏ tã và nhận thức được các tín hiệu sinh lý
2 Các mẹo giúp bé tập ngồi bô
Chọn thời điểm thích hợp để dạy bé
Nên dạy bé ngồi bộ vào lúc phù hợp
Như đã nói ở trên, mỗi đứa trẻ đều khác nhau về mọi mặt nên các bậc cha mẹ cần chọn thời điểm thích hợp khi con bạn đã đủ cứng cáp để ngồi bô. Cũng giống như việc cho con tập đi, tập nói,… việc tập cho bé ngồi bô cũng không thể vội vàng và cần thời gian để bé quen với việc ngồi bô. Vì vậy, hãy kiên nhẫn với con.
Bạn cũng nên lựa chọn thời điểm mà bạn có nhiều thời gian ở bên để hướng dẫn con. Có thể là vào cuối tuần, kỳ nghỉ lễ hoặc vào mùa hè. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho con tập ngồi bô khoảng 10-15 phút vào buổi sáng, hoặc buổi tối trước khi đi ngủ chẳng hạn. Hãy để ý con bạn thường đi vệ sinh vào giai đoạn nào trong ngày, và tập cho con thói quen ngồi bô vào thời điểm đó.
Các bước để tập ngồi bô
Các bước cha mẹ cần biết để cho trẻ tập ngồi bô
Bước 1 Chuẩn bị các vật dụng cần thiết bao gồm: bô, ghế lót dùng khi bé tập ngồi bô, giấy vệ sinh chuyên dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị loại bô gấp gọn cho bé dùng khi đi du lịch.
Bước 2 Giải thích cho bé hiểu mục đích của việc ngồi bô và cách ngồi bô để bé biết mình cần phải làm gì. Lưu ý rằng, cha mẹ cũng cần lắng nghe con. Nếu bé không muốn ngồi, e sợ hoặc khóc thì bạn cũng không nên bắt ép. Hãy kiên nhẫn và dạy con vào một thời điểm khác.
Bước 3 Tạo cho bé thói quen đi vệ sinh vào các khoảng thời gian trong ngày giúp để bé tự chủ hơn trong vấn đề này.
Sử dụng loại bô phù hợp
Xem Thêm : So sánh các loại nồi cơm điện Toshiba, dùng loại nào tốt để nấu cơm
Hãy chọn loại bô phù hợp với trẻ
Việc sử dụng loại bô phù hợp với độ tuổi của bé cũng vô cùng quan trọng. Trước hết, cha mẹ cần quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Đối với bé trai, bạn cần lưu ý chọn loại bô thích hợp để giúp “cậu nhỏ” được đặt đúng hướng và nước tiểu không vấy bẩn ra ngoài.
Nếu thường xuyên đi du lịch, bạn có thể lựa chọn loại bô có thể gấp gọn mang theo. Bạn cũng cần chọn loại bô có kích thước phù hợp với lứa tuổi để bé cảm thấy thoải mái khi ngồi. Ngoài ra, nếu có thể, cha mẹ có thể cho con lựa chọn bô theo ý thích của con. Như vậy, con sẽ vô cùng thích thú và tự giác hơn trong việc đi vệ sinh hằng ngày.
Tập cho bé ngồi bô theo thói quen
Tạo cho bé thói quen ngồi bô khi đi vệ sinh
Lời khuyên được các mẹ bỉm sữa đưa ra là hãy cho bé ngồi bô khoảng 15 phút mỗi ngày. Khi việc đi vệ sinh tạo thành nề nếp giống như đánh răng, rửa mặt,… thì bé sẽ dần chủ động hơn. Nếu có thể, hãy lên một thời gian biểu cụ thể cho việc đi vệ sinh của con, điều này giúp bé hiểu rằng việc đi vệ sinh là một hoạt động cần thiết.
Ở bên cạnh bé
Hãy ở bên cạnh con
Hãy ở bên cạnh con lúc con ngồi bô. Vì có thể trong giai đoạn đầu, bé còn non nớt và chưa quen với việc ngồi bô. Nhiều trẻ có thể sợ hoặc lo lắng với việc ngồi bô, các bậc cha mẹ cần ở bên động viên và chia sẻ với con. Hãy mỉm cười và tạo một môi trường thoải mái cho bé. Ví dụ, bạn có thể cầm theo đồ chơi, sách truyện hoặc âm nhạc,…để giúp trẻ hứng thú hơn.
Để ý tín hiệu cần đi vệ sinh của bé
Cần để ý dấu hiệu trẻ muốn đi vệ sinh
Mỗi đứa trẻ đều sẽ có một tín hiệu khi chúng muốn đi vệ sinh. Vì vậy, cha mẹ cần để ý và cho con tập ngồi bô vào thời điểm đó. Một số dấu hiệu phổ biến khi trẻ cần đi vệ sinh có thể kể đến như: Trẻ tạm dừng hoạt động chúng đang làm, tỏ ra cáu gắt, ngồi xổm hoặc bất ngờ cầm giữ tã lại,…
Đặt bô ở vị trí thích hợp
Hãy đặt bô ở địa điểm phù hợp
Bạn có thể đặt bô ở nhà vệ sinh để em bé hiểu rằng việc đi vệ sinh là một hoạt động cần thực hiện ở nơi kín đáo. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bô gần phòng ngủ để bé thuận tiện hơn khi đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng.
Sử dụng từ ngữ phù hợp
Xem Thêm : So sánh máy xay sinh tố cối nhựa, cối thủy tinh Toshiba khi xay thực phẩm
Cần sử dụng từ ngữ phù hợp
Việc sử dụng từ ngữ phù hợp với trẻ cũng là một điều vô cùng quan trọng. Hãy dùng những từ ngữ không quá thô thiển, mà vẫn diễn đạt được hành động đi vệ sinh. Với trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng những từ như “đi tiểu”, “đi ị” hoặc “đi vệ sinh”,…
Những từ ngữ này không quá thô tục và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi đi vệ sinh. Cha mẹ cần tránh sử dụng những từ ngữ tiêu cực khiến trẻ cảm thấy khó hiểu, hoặc ảnh hưởng đến tâm lý và cách sử dụng ngôn ngữ của bé sau này.
Không nên quá vội vàng
Cha mẹ cần kiên nhẫn với trẻ nhiều hơn
Quá trình giúp trẻ quen với việc ngồi bô cần nhiều sự kiên nhẫn. Cha mẹ không nên quá vội vàng vì mỗi đứa trẻ đều lớn lên theo những cách khác nhau, cách chúng làm quen với việc ngồi bô cũng vậy. Không phải đứa trẻ nào cũng có thể làm quen nhanh chóng được. Nhìn chung, theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên tập cho bé ngồi bô từ 18 tháng đến 3 tuổi.
Khích lệ bé
Không quên khích lệ khi con làm được
Phương pháp khích lệ được cho là hiệu quả trong việc giáo dục và nuôi dạy trẻ. Khi bé biết cách ngồi bô, bạn có thể vỗ tay tán thưởng hoặc mỉm cười động viên bé. Bạn cũng có thể tặng cho bé những món quà nho nhỏ tùy theo sở thích của con. Nhờ đó, em bé sẽ cảm thấy thích thú và không còn lo lắng hay e sợ việc ngồi bô nữa.
Trên đây là một vài lời khuyên liên quan đến việc cho trẻ ngồi bô cũng như các mẹo nhỏ để giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong vấn đề này. Hi vọng với những chia sẻ trên đây của Bách Hóa XANH, các ông bố bà mẹ sẽ rút ra được bài học hữu ích cho mình.
Có thể bạn quan tâm:
Mua dầu dưỡng ẩm, massage cho bé tại Emvaobep:
Emvaobep
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Mẹo vặt