Chăm sóc da

Resorcinol trong mỹ phẩm là gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý



Resorcinol (C6H6O2) được sử dụng để giảm số lượng các vết mụn trứng cá, mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, chăm sóc tóc hiệu quả.

Resorcinol là một nguyên liệu không thể thiếu trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm. Vậy Resorcinol trong mỹ phẩm là gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý của nó như thế nào? Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1Resorcinol là gì? Công thức hóa học của resorcinol

Resorcinol là một hợp chất hữu cơ màu trắng, có nguồn gốc từ nhựa vỏ cây. Resorcinol có khả năng điều trị một số bệnh về da liễu. Vì vậy mà nó được ứng dụng để làm thành phần trong các chế phẩm làm đẹp da. Ngoài ra, resorcinol còn có thể dùng trong việc chăm sóc tóc.

Bạn Đang Xem: Resorcinol trong mỹ phẩm là gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý

Công thức hóa học: C6H6O2

resorcinol trong my pham la gi tac dung cach dung va luu y 202204251408496864 Em Vào BếpCông thức hóa học của Resorcinol

2Cơ chế hoạt động của Resorcinol

Resorcinol hoạt động bằng cách phá vỡ lớp da thô ráp, có vảy hoặc cứng. Thuốc này cũng khử trùng da để giúp chống lại nhiễm trùng.

Dữ liệu về cơ chế hoạt động cụ thể của resorcinol không có sẵn. Tuy nhiên, hiệu quả kháng khuẩn và tiêu sừng dường như xuất phát từ xu hướng kết tủa protein của resorcinol, resorcinol kết tủa các protein từ vùng da được điều trị.

Xem Thêm : Citric acid là gì? Có ở đâu? Có tác dụng gì trong mỹ phẩm?

Resorcinol, ở nồng độ thấp (1% đến 2%), được sử dụng trong nhiều loại thuốc bôi ngoài da có tính sát trùng và tiêu sừng.

Đôi khi nó được sử dụng ở nồng độ cao hơn như một chất lột tẩy (peeling) (nồng độ peel thường là 40%) để điều trị mụn trứng cá. Tác dụng toàn thân của resorcinol tương tự như của phenol, đặc biệt là trên hệ thần kinh trung ương.

resorcinol trong my pham la gi tac dung cach dung va luu y 202204251409114471 Em Vào BếpResorcinol (C6H6O2)

3Ứng dụng của Resorcinol trong mỹ phẩm

Điều trị mụn trứng cá

Resorcinol được sử dụng ở nồng độ peel 40% như một chất lột tẩy để điều trị mụn trứng cá.

Resorcinol có công dụng chữa mẩn ngứa do mụn trên làn da, đồng thời làm giảm số lượng các vết mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng.

Tẩy tế bào chết cho da

Resorcinol ở nồng độ peel 40% có khả năng làm bong tróc các tế bào da chết và lớp sừng trên bề mặt của làn da. Từ đó làm cho da bóng hơn, mịn màng.

Thuốc nhuộm, chăm sóc tóc

Xem Thêm : Review gel dưỡng ẩm chống nắng Hada Labo Koi-Gokujyun UV White

Trong thuốc nhuộm tóc, resorcinol phản ứng với peroxide để liên kết cho các sợi lông. Resorcinol thường được sử dụng với các hóa chất khác để có được một chất nhuộm màu.

  • Resorcinol được sử dụng để làm tóc dày hơn, mềm mại, bóng mượt.
  • Phục hồi tóc bị hư tổn do dùng hóa chất quá nhiều.

resorcinol trong my pham la gi tac dung cach dung va luu y 202204251410407099 Em Vào BếpỨng dụng tuyệt vời trong mỹ phẩm của Resorcinol

4Lưu ý khi sử dụng Resorcinol

resorcinol trong my pham la gi tac dung cach dung va luu y 202204251411061004 Em Vào BếpNhững lưu ý khi sử dụng Resorcinol

  • Không được sử dụng chung với xà phòng; chất tẩy (chứa benzoyl peroxide, axit salicylic, lưu huỳnh hoặc tretinoin); các chế phẩm chứa cồn và các chất trị mụn khác.
  • Không thoa quá nhiều lên da, chỉ thoa ở vùng da cần điều trị.
  • Không thoa chỗ vùng da hở hay bị kích ứng.
  • Điều trị bằng resorcinol tại chỗ nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân suy giáp.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Để thuốc ở nhiệt độ thường, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.
  • Rửa tay ngay sau khi sử dụng resorcinol.
  • Để resorcinol tránh xa mắt. Nếu không may bị dính vào mắt, hãy rửa thật kỹ bằng nước.

Trên đây là những kiến thức chi tiết về Resorcinol mà Emvaobep đã tìm hiểu để giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết này bổ ích với bạn. Chúc bạn có 1 làn da đẹp và một mái tóc khỏe nhé!

Chọn mua kem dưỡng da trị mụn bán tại Emvaobep:

Có thể bạn quan tâm:

Emvaobep

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Chăm sóc da

Related Articles

Back to top button