Cũng như nghệ thuật gấp giấy Origami, mặc Yukata hay vẽ mặt nạ Manga, ẩm thực Nhật Bản được thế giới mê mẩn, ngưỡng mộ về sự trau chuốt, tỉ mỉ và tinh tế. Nhưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản vẫn còn nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa biết. Cùng đọc nhé.
1. Quy tắc “tam ngũ” – Văn hóa nổi bật ẩm thực Nhật Bản
Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp. So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
Bạn Đang Xem: 9 điều đặc biệt về văn hóa ẩm thực Nhật Bản bạn nên biết
Ngoài ra, người Nhật còn có quy tắc go kan (5 giác quan) và go kan mon (luật 5 quy tắc khi thưởng thức món ăn). Go kan nghĩa là món ăn cần kích thích không chỉ ở vị giác, mà còn cả ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác, vì vậy việc trình bày món ăn trên đĩa hài hòa là cực kì quan trọng.
Còn quy tắc Go kan mon bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật: Một, cần kính trọng và biết ơn người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị món ăn đó. Hai, cần làm những việc tốt để xứng đáng được hưởng món ăn đó. Ba, ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an. Bốn, thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuôi dưỡng cơ thể. Năm, cần nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.
2. Unesco công nhận về ý nghĩa văn hóa ẩm thực
Tháng 12/2013, Tổ chức văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thêm ẩm thực Nhật Bản vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể. Đây là ẩm thực của quốc gia thứ 2 vinh dự được lọt vào danh sách này, sau ẩm thực Pháp.
3. Nguyên liệu mùa nào thức ấy
Xem Thêm : Hướng dẫn cách nấu cháo gan gà không kém gì ở tiệm
Trong khi chúng ta chỉ nghĩ có 4 mùa trong năm, nhưng các đầu bếp Nhật cân nhắc đến hàng chục mùa và kỹ lưỡng chọn các nguyên liệu tốt nhất có hương vị đại diện cho khoảng thời gian cụ thể đó. Khi hoàn tất, thức ăn được cẩn thận đặt vào bát, đĩa. Các món ăn khi hoàn tất thường trông giống như một tác phẩm nghệ thuật.
4. Đơn giản nhưng tinh tế – Văn hóa đặc trưng trong ẩm thực Nhật Bản
Các món ăn bao gồm những phần nhỏ, hương vị thường tươi và đơn giản. Các đầu bếp Nhật lựa chọn các nguyên liệu chất lượng tốt nhất và chia nhỏ thức ăn đến mức có thể để làm nổi bật hương vị và màu sắc.
5. Những nguyên tắc và nghi thức
Có nhiều phép tắc được áp dụng trong mọi khía cạnh của đời sống tại Nhật Bản, trong đó có ẩm thực. Bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên khi thấy người Nhật cho là lịch sự khi “phát ra âm thanh xì xụp” khi ăn súp mì, tuy nhiên khi ăn súp gạo thì bạn không nên làm vậy.
Theo người Nhật, việc cắm đôi đũa thẳng đứng trong bát cơm hay đặt đôi đũa lên bát bạn đang ăn là hành động thô lỗ. Vì vậy, hãy giữ đũa đứng, hoặc nếu không dùng nữa thì bạn gấp tờ giấy bọc ngoài đôi đũa thành hình cái lều và đặt đầu của đôi đũa lên đó…
6. Chọn bát đĩa ăn uống – Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Xem Thêm : Những món ăn tuyệt cú mèo khi đến Malaysia
Các đầu bếp Nhật có xu hướng sử dụng bát đĩa với nhiều màu sắc, hình dạng và hoa văn. Theo họ, việc chọn bát đĩa là rất quan trọng và theo mùa trong năm. Các nhà hàng Nhật thường sử dụng đồ gốm cổ và sơn mài. Khi phục vục mang món ăn đến cho bạn, sau câu hỏi về món ăn, họ sẽ sẵn lòng khi bạn hỏi về chiếc bát đựng thức ăn đó.
7. Đa dạng món ăn
Bản đồ ẩm thực đa dạng của đất nước mặt trời mọc còn nhiều món thú vị như món chay truyền thống Oyakodon, bánh xèo Okonomiyaki, bánh Kabocha chiffon, món ăn đường phố Takoyaki, bánh Wagashi, cơm nắm Onigiri…. Hãy nhớ dùng súp miso vào đầu bữa ăn, không phải cuối, vì nó giúp tiêu hóa tốt.
8. Thứ tự một bữa ăn Nhật Bản
Thứ tự một bữa ăn Nhật Bản thường được sắp xếp theo: Món khai vị với sashimi gồm mực, tôm, sò, cá hồi, cá ngừ sống thái lát, được xếp trên khay gỗ thật đẹp mắt và nhiều màu sắc với củ cải trắng và lá tía tô; Tiếp đó là các món chiên hoặc nướng; Kế đến là sushi, món ăn trứ danh của Nhật Bản.
9. Trà là nghệ thuật
Pha trà tuyền thống (chado) được xem là một trong các hình thức nghệ thuật cao nhất của Nhật Bản, bên cạnh thư pháp, âm nhạc và sân khấu thì trà xanh là phổ biến nhất trong các loại trà, và khi người Nhật chỉ nói chung chung về trà, điều đó có nghĩa là trà xanh.
Cuối cùng, bạn hãy nhớ nói “Itadakimasu” để bắt đầu một bữa ăn Nhật Bản và kết thúc bằng câu “gochiso sama deshita” cảm ơn vì bữa ăn ngon.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực