Chắc bạn đã biết Ninh Bình là một trong những tỉnh thành phía bắc có nhiều danh thắng du lịch rất nổi tiếng. Do đó, hàng năm lôi kéo rất nhiều khách du lịch đến đây. Không những thế, đặc sản Ninh Bình có rất nhiêu đặc sản ngon và lạ có thể mua về làm quà. Nếu các bạn có quá nhiều sự lựa chọn không biết mua đặc sản gì ở Nình Bình thì hãy đọc qua bài viết này của chúng tôi nhé.
Bạn Đang Xem: 13 loại đặc sản Ninh Bình làm quà hoặc ăn tại chỗ.
I. 4 loại đặc sản Ninh Bình làm quà vừa ngon vừa lạ.
1.Nem Yên Mạc
1.1 Nguồn gốc Nem Yên Mạc
Vốn dĩ được nem yên lạc được làm dựa trên món nem chua của cung đình Huế. Chính vì vậy, nem chua Yên Mạc được coi là món ăn có nguồn gốc từ cung đình.
Nem Yên Mạc – Ninh Bình
1.2 Cách làm món Nem Yên Mạc
Thịt mông cần làm sạch, dùng dao sắc thái từng lát nhỏ khoảng 2 -3 phân. Vừa thái vừa dùng lưng dao dần như miếng thịt ra. Sau khi thái xong thì dùng miếng vải mỏng ép sạch nước trong thịt ra. Làm như vậy khi làm nem mới để lâu được
Bì lợn buộc tròn lại, cho mặt da vào trong, luộc vừa chín tới. Sau đó để nguội, dùng dao sắc lọc sạch lớp mỡ trên bì, rồi thái thành từng sợi nhỏ. Lưu ý nên lọc lớp mỡ càng sạch càng tốt. Nếu không, trong quá trình lên men, nem sẽ có mùi rất lạ, thậm chí hỏng.
Trộn đều thịt mông, bì đã thái nhỏ cùng thính và một ít muối. Bước này cực kỳ quan trọng bởi phải cho liều lượng phù hợp nem mới chua và ngon được. Lưu ý , nếu nhiều thính quá, nem sẽ nhanh chua, khó ăn. Còn nhiều muối thì nem sẽ hỏng
2.Mắm tép Gia Viễn
Một trong những món ăn đặc sản truyền thống quê hương của Ninh Bình nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Mắm tép Gia Viễn được làm từ loại tép riu chỉ ở vùng nước ngọt, nhiều nhất tại Gia Hưng, Gia Viễn Ninh Bình.
Mắm tép Gia Viễn – Ninh Bình
2.1 Nguồn gốc mắm tép Gia Viễn.
Từ bao đời nay, Mắm tép Gia Viễn là một đặc sản, món ăn truyền thống của người Việt Nam. Mắm tép còn có tên gọi khác là Mắm Chua, mắm ruốc, được làm từ những con tép riu thơm ngon, béo ngậy của vùng chiêm nước chũng Gia Viễn – Ninh Bình. Mắm có vị chua đặc trưng, mùi thơm béo ngậy của tép riu
Các món ăn được chế biến từ mắm tép Gia Viễn
Mắm tép thường được chế biến thành các món ăn như: thịt chưng mắm tép, thịt luộc chấm mắm tép chưng, rau luộc chấm mắm tép. Đây là một món rất dễ ăn, dễ làm phù hợp cả với những người biếng ăn.
2.2 Cách sử dụng mắm tép Gia Viễn
Chưng mắm tép cùng hành phi. Sau đó để mắm nguội và pha chanh ớt đường dùng để chấm rau củ quả, đậu phụ, nem chua, giò chả, chấm rau sống. Để đảm bảo hương mắm tép đươc dậy mùi nhất, bạn hãy đem nguyên liệu này đi chưng với thịt. Hay còn gọi là thịt chưng mắm tép.
Lưu ý: Sau khi mua về, bạn nên sử dụng ngay theo hướng dẫn sử dụng ở trên. Trường hợp lâu ngày bạn không sử dụng mắm, bạn có thể xoáy chặt nắp chai và để nơi thoáng mát (tủ lạnh). Mẹo nhỏ giúp bạn để tủ lạnh mà mắm không bị mùi ra tủ, hãy lấy 1 chiếc túi bóng bịt nắp chai, hoặc cả chai mắm và dùng nịt buộc chặt
3.Rượu cần Nho Quan
3.1 Giới thiệu về Rượu cần Nho Quan
Rượu cần Nho Quan là loại rượu đặc biệt bởi nó không qua khâu chưng cất lửa.Rượu cần Nho Quan là đặc sản của người Mường ở Ninh Bình mà các bạn nên thưởng thức khi đi du lịch, nếu thích hãy mua về làm quà cho người thân, bạn bè.
Rượu cần Nho Quan – Ninh Bình
3.2 Nguyên liệu nấu rượu cần Nho Quan
Nguyên liệu nấu rượu là những loại thực phẩm có tinh bột như lúa, khoa mì, gạo… nhưng thông thường người dân địa phương chọn gạo nếp hay còn gọi là gạo nứt để làm rượu. Gạo nếp được đem xây và nấu thành cơm. Tiếp theo là không dùng men. Rượu cần Nho Quan ngon hay không là do công đoạn chọn men có tốt hay không. Men rượu phải là vỏ cây mun cùng với củ gừng, củ giềng và lá ổi. Đem chúng giã nhuyễn rồi vắt lấy nước sau đó trộn đều với bột gạo nếp.
3.3 Cách làm rượu cần Nho Quan
Xong công đoạn trên, người làm sẽ kỳ công nặn thành từng bánh tròn to như quả ổi. Sau đó ủ chúng vào trấu cho phồng lên và phơi khô khoảng 10 ngày mới dùng được. Có thể dùng ang hoặc vỏ sành để ủ rượu. Khi muốn uống Rượu cần Nho Quan thì cách uống cũng vô cùng đặc biệt. Lấy một ít nước cho vào ang hay vỏ sành. Khi đổ nước vào rượu bắt đầu ngon, ngọt. Những nước rượu đầu tiên chắc chắn sẽ ngon tinh túy nhất. Chỉ cần hết rượu thì cho nước vào là tiếp tục thưởng thức.
3.4 Cách uống rượu cần Nho Quan
Uống Rượu cần Nho Quan không cần dùng chén hay ly mà dùng những thân cây trúc. Cây trúc được thông rỗng bên trong và cắm trực tiếp vào bình rượu để uống.
4.Cơm cháy Ninh Bình
4.1 Cách làm món cơm cháy Ninh Bình.
Khi cơm chín, nhanh tay xới toàn bộ cơm ra chỉ để lại phần cháy dưới đáy nồi. Lúc này vẫn tiếp tục để lửa nhưng phải thường xuyên xoay nồi cơm cho để cho cháy cơm chín đều. Sau đó, Lóc lấy phần cơm cháy, bẻ miếng vừa lớn gần bằng bàn tay và đem phơi khô. Món cơm cháy có thể chấm nước tương, ăn kèm hành phi, hoặc ruốc tùy theo khẩu vị của từng người khi ăn.
cơm cháy Ninh Bình
4.2 Cách làm món cơm cháy Ninh Bình.
Cách làm đặc sản Ninh Bình này như sau: Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu chín. Gạo để nấu cơm cháy được lựa chọn kỹ càng từ những loại như: gạo dẻo, đặc biệt là gạo tám thơm Hải Hậu ở Nam Định. dụng cụ nấu được chọn từ những nồi gang đáy dày.
4.3 Nguồn gốc món cơm cháy Ninh Bình.
Nghe đồn rằng cơm cháy đã xuất hiện khoảng 100 năm trước, khi một chàng thanh niên Ninh Bình tên Hoàng Thăng tạo ra từ một món ăn của người Hoa. Từ đó đến nay cơm cháy Ninh Bình đã phát triển và trở thành đặc sản của vùng đất Ninh Bình.
Chính vì thế, Nếu bạn đi Ninh Bình du lịch mà không mua ít cơm cháy về làm quà thì chắc chắn sẽ rất đáng tiếc. Cơm cháy Ninh Bình khi ăn giòn ngon, bạn có thể tiện mang đi bất cứ đâu mà không sợ đói. Đây cũng là thứ quà đặc sản nên mua ở Ninh Bình rất được khách du lịch yêu thích.
II. Đặc sản Ninh Bình không mua về làm quà.
1. Canh cua rau dâm bụt
canh cua rau dâm bụt
1.1 Tác dụng của cây dâm bụt
Lá cây dâm bụt được nghiên cứu rằng có tác dụng rất tốt cho tim, có thể chữa các bệnh mất ngủ do hồi hộp, bệnh kiết lỵ lâu ngày …
1.2 Cách nấu món Canh cua rau dâm bụt như sau:
Để nấu canh này thì người ta sẽ lựa cua đồng to và săn chắc, rồi đem ngâm nước cho sạch, bóc mai, bỏ yếm.
Dùng tăm hoặc cán của một chiếc thìa nhỏ xíu lấy gạch cua trong mai cua để riêng vào một chiếc bát.
Sau đó rửa cua cho thật sạch, để ráo nước rồi mới giã nhỏ (cho thêm chút muối), rồi lại cho nước vào lọc để nấu canh.
Đối vơi rau dâm bụt, chúng ta nên chọn loại lá xanh, nhỏ vừa phải (có thể hái cả ngọn nhưng không nên nấu ngọn dâm bụt quá nhiều vì khi nấu sẽ tạo nhiều nhớt), rửa sạch và thái nhỏ. Có thể nấu thêm với mướp tùy khẩu vị.
1.3 Lưu ý khi nấu món Canh cua rau dâm bụt
Khi nấu canh cua, người ta chỉ để lửa vừa phải để không làm nồi canh bị sôi bùng lên khiến phần thịt cua bị nát. Khi canh bắt đầu sôi nên để nhỏ lửa, cho rau dâm bụt vào đun sôi lại là được.
Ăn canh cua rau dâm bụt ở đâu?
Xem Thêm : Cách nấu cháo vịt thơm ngon ăn không bị hôi chiêu đãi cả nhà
Chúng tôi xin liệt kê 2 địa chỉ để bạn tìm đến thưởng thức món cua rau dâm bụt nhé.
Nhà hàng Ba Cửa ở thôn Trường An, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Nhà hàng Cung Đình ở huyện Gia Viễn, Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình.
2. Cá lác ngoách vùng biển Kim Sơn
Loài cá này theo tên gọi miền Nam là cá thòi lòi, nhìn chúng rất giống cá bống ở miền trung. Đây là một loài đặc sản của vùng quê xứ biển Kim Sơn Ninh Bình.
Cá lác ngoách vùng biển Kim Sơn
Đây là một loài cá thường sống dưới nước và trên cạn trốn dưới bùn, khi nước cạn chúng thường chui từu hang ra để đùa giỡ và cắn nhau dưới bùn. Khi có người xuất hiện liền chui vào hang.
Nên rất khó để bắt được chúng. Phải dựa vào kinh nghiệm thì người dân KIm Sơn Ninh Bình mới bắt được chúng .
Mắt cá lồi , thịt cá trắng như trứng gà bóc, chắc thịt, không xương, ruột, gan, trứng đều béo ngậy. Người ta có thể kho hay nấu riêu cá lác cũng rất tuyệt vời.
3. Xôi trứng kiến Nho Quan.
Xôi trứng kiến Nho Quan
3.1 Cách làm món xôi trứng kiến Nho Quan.
Trứng kiến sau khi được tách khỏi kiến mẹ, sẽ được cho vào nước ấm đãi thật sạch, để ráo, ướp với bột canh rồi đem phi với hành khô và mỡ gà cho đến lúc vừa chín tới và dậy hương thơm béo ngậy.
Sau đó trứng kiến được gói vào trong lá chuối ngự đã hơ chín, rồi đặt vào trong chõ xôi, giữa những hạt gạo nếp hương đã được ngâm, vo đãi sạch. Công việc tiếp theo là đặt chõ lên bếp, nấu cho xôi chín.
Khi thấy xôi dậy hương thơm thì bắc ra, mở gói trứng kiến vàng óng màu hổ phách rắc đều lên trên, dùng đũa xới nhẹ cho thật đều và đơm lên đĩa ăn nóng.
3.2 Cách ăn món Xôi trứng kiến Nho Quan
Để thưởng thức xôi trứng kiến có thể dùng thìa hoặc dùng tay nhón từng dúm xôi bỏ vào miệng, nhâm nhi vị nếp dẻo thơm phức hòa lẫn với mùi vị của trứng kiến béo ngậy và thoảng hương thơm của mỡ gà, hành phi, lá chuối ngự. Không chỉ vậy khi nhai chầm chậm có thể lắng nghe tiếng trứng vỡ lép bép trong miệng thật thú vị.
3.3 Lưu ý khi ăn xôi trứng kiến
Món trứng kiến có tác dụng tích cực như tăng cường sức khỏe, giảm stress, làm đẹp da… Tuy nhiên , cũng có vài lưu như sau: Đối với một vài người, ăn trứng kiến có thể gây ra dị ứng bởi hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể phản ứng với những loại protein trong trứng kiến. Đôi khi là mẩn ngứa khắp người, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và tiêu hóa.
3.4 Ăn xôi trứng kiến ở đâu ngon?
Hiện nay ở thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan của Ninh Bình bán món xôi trứng kiến ngon nhất. Bạn có thể ghé đến đây để mua và ăn thử nhé
4. Cá nướng rơm
Cá nướng rơm Ninh Bình
4.1 Cách làm cá nướng rơm
Cá sẽ được đem đi rửa sạch, bỏ ruột, bỏ đầu, nhưng không đánh vảy vì khi nướng chính lớp vảy này sẽ giúp cho cá không bị cháy, đồng thời giữ cho cá luôn sạch sẽ, không dính bụi hay tro. Cá thường được nhồi thêm vào bụng cá một ít sả băm nhỏ để tăng thêm hương vị, nếu không nhồi gì cả thì cá sẽ bảo quản được lâu hơn.
Sau khi làm sạch cá thì mang ra xóc với muối để muối ngấm quanh cá, sau đó để một lúc cho cá cứng lại rồi mới mang đi nướng. Công đoạn khó nhất của món ăn chính là nướng. Người ta chọn một góc đất khô ráo, sạch sẽ, lót một lớp rơm sạch thật dày và một lớp lá lốt để khi cá chín được sạch sẽ, thơm ngon. Để cá nướng rơm thơm ngon và không bị cháy thì phải xếp cá gọn trong vung gang. Nhờ vung gang mà cá được chín hoàn toàn bằng nhiệt, khô ráo và không bị cháy, không dính tro mà vẫn giữ hương vị riêng.
Sau khi xếp cá xong thì phủ lên vung nhiều rơm rồi đốt lửa cháy to, đến khi lửa cháy đượm thì trải một lớp trấu dày lên trên để ủ khoảng hai giờ thì mới cời bếp ra để trở cá. Gạt nhẹ lớp than một cách chậm rãi rồi nhấc vung gang ra là thấy lớp rơm lót bên trong cháy khô vì nhiệt cao. Lúc này chỉ cần nhanh tay lật trở cá thật đều, úp vung gang lại, đốt rơm và ủ trấu thêm một thời gian nữa là cá săn chín.
4.2 Cách ăn cá nướng rơm như sau:
Người ta thường dùng kèm cá với các loại lá gia vị như lá sung, lá mơ, các loại rau thơm theo mùa, rau mùi cùng bát nước chấm ớt cay, chút lá thì là băm nhỏ và ít hạt tiêu.
4.3 Ăn cá nướng rơm Ninh Bình ở đâu?
Nhà Sàn Vân Long tại Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Nhà hàng cách suối khoáng nóng Kênh Gà khoảng 10km
5. Dê núi Ninh Bình
Dê núi Ninh Bình
5.1 Những món ăn chế biến từ Dê núi Ninh Bình
Có đến hàng chục món ăn được chế biến từ dê núi như dê tái chanh, xào lăn, áp chảo, chiên xù, bóp thấu, hấp cách thủy, hầm rượu vang, nướng ngũ vị, dê nấu cà ri, dê sốt vang…
5.2 Cách ăn món dê núi Ninh Bình
Thịt dê núi Ninh Bình không thể thiếu nước chấm đi kèm là tương bần. Có thể pha thêm tương với một chút đường và ớt để gia tăng hương vị. Ngoài ra, vào mùa sung muối người ta có thể ăn kèm với loại quả này.
5.3 Chọn dê để làm món dê núi.
Để làm đặc sản này, người ta sẽ chọn những con dê nặng khoảng 15 đến 20kg, nhiều nhất là 25kg. Ở mức độ phát triển này, thịt dê có vị thơm ngọt, không quá dai và cũng không quá mềm
5.4 Ăn thịt dê ở đâu ngon?
1.Nhà hàng Thanh Cao: Xuân Sơn, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình
2.Nhà hàng Phú Dê: Số 1 Đông Thành, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.
Nhà hàng Đức Dê: Số 29 Đoàn Kết, phường Ninh Phong, Tp. Ninh Bình.
Nhà hàng Hương Mai: Số 12 Trần Hưng Đạo, Ninh Bình (Gần sân vận động Ninh Bình). .
5.Khách sạn – Nhà hàng Đức Tuấn: Trung tâm du lịch Tam Cốc – Bích Động, Hoa Lư, Ninh Bình
6. Bún mọc Tố Như
Xem Thêm : Tóc bạc tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân và cách ngăn ngừa
Bún mọc Tố Như
6.1 Đặc điểm món bún mọc Tố Như:
Đặc sản này gồm bún, mọc, nước dùng và các loại rau sống theo mùa. Điều hay ở chỗ là người ta không dùng bát to hay chan nước, bỏ mọc vào mà lại để riêng. Mỗi suất là một đĩa bún và một tô nước dùng có mọc kèm đĩa rau sống.
6.2 Cách làm bún mọc Tố Như:
Để làm món này, người làm phải cẩn thận từ khâu chọn gạo xay, sàng, lọc để khi chế biến sợi bún trắng, dẻo và săn tròn. Cho đến chọn loại thịt bắp, lọc hết gân mỡ rồi mới xay giã, ướp gia vị, viên đều tay thành từng viên nhỏ. Sau đó, để mọc chín ngon thì phải thả vào nồi nước sôi chừng 7 đến 10 phút. Khi viên mọc nổi lên trên mặt nước thì phải vớt ra ngay, không được để chín quá sẽ bị dai. Mọc ngon sẽ có màu trắng hồng, trong suốt, ăn vừa miệng và rất mềm.
6.3 Ăn bún mọc Tố Như ở đâu ngon?
Theo như mình được biết, để ăn được món bún mọc Tố Như các bạn cần đến thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), ngoài việc tham quan nhà thờ đá Phát Diệm thì đừng quên thưởng thức món bún mọc Tố Như.
7. Dê tái chanh
Dê tái chanh là một đặc sản Ninh Bình khó quên
7.1 Đặc điểm của dê tái chanh.
Những con dê ở Ninh Bình được chăn thả trên núi nên thức ăn của nó là cây và lá tự nhiên, không những thế, việc tự do chạy nhảy cũng làm cho thịt dê trở nên săn chắc hơn rất nhiều. Nếu bạn và người thân chuyên nhậu thì bạn có thể tìm quán nào đó để ngồi nhấm nháp thì phê miễn bàn.
7.2 Cách làm món dê tái chanh.
Để làm món đặc sản này, đầu tiên thịt dê được hấp sả đến khi chín tái thì đem ra thái mỏng. Rồi trộn đều thịt đã thái với sả thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, vừng rang giã dập là được món thịt dê tái chanh.
Chế biến món ăn này không khó, nhưng lại cần phải đủ vị, đúng kiểu thì mới ngon. Đặc sản này thường ăn kèm với chuối xanh thái lát, khế chua, lá mơ, rau thơm, sả, lá sung… và đặc biệt không thể thiếu tương bần.
Nếu các bạn muốn nước tương ngon hơn thì có thể cho thêm một gừng và đường vào sao cho vừa miệng. Thông thường thì tái dê được gói trong lá sung giúp dễ cầm ăn hơn và đặc biệt là gia tăng thêm hương vị.
Riêng nước tương thì người ta cho rằng chỉ tương bần Hưng Yên mới “đủ đô” với tái dê Ninh Bình. Chỉ khi chấm với tương bần này thì thực khách mới cảm nhận được hết độ ngon của món ăn đặc sản của vùng.
7.3 Ăn thịt dê tái chanh ở đâu ngon?
5 địa chỉ bán món dê tái chanh đó là:
Khách sạn – Nhà hàng Đức Tuấn: Trung tâm du lịch Tam Cốc – Bích Động, Hoa Lư, Ninh Bình
Nhà hàng Thanh Cao: Xuân Sơn, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình
Nhà hàng Phú Dê: Số 1 Đông Thành, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình
Nhà hàng Đức Dê: Số 29 Đoàn Kết, phường Ninh Phong, Ninh Bình. Đây là một địa điểm nhậu nhẹt dành cho các quý ông. Thịt dê khá ngon và luôn tươi mới mỗi ngày.
Nhà hàng Hương Mai: Số 12 Trần Hưng Đạo, Tp. Ninh Bình (Gần sân vận động Ninh Bình)
8. Miến lươn Ninh Bình.
Miến lươn Ninh Bình
8.1 Nguyên liệu làm đặc sản Ninh Bình này là:
Để làm món này thì người ta cần chọn những con lươn con lươn chất lượng tốt. Lươn được chọn là thường chọn lươn cốm (loại con nhỏ), béo khoẻ, còn tươi sống, lưng màu hồng nâu và bụng vàng rộm.
Ngoài ra, thêm nguyên liệu nữa đó là từ dong đao nguyên chất, không pha tạp, có sợi nhỏ đều, trong suốt là loại miến ngon nhất và nên được sử dụng. Kết hợp với nhiều gia vị khác như mẻ, nước mắm, mắm tôm, chanh quả, lá lốt, hạt tiêu, ớt… cũng được gia giảm nhằm tạo được hương vị hài hòa nhất.
8.2 Cách làm món miến lương Ninh Bình
Lươn mua về làm sạch nhớt rồi lọc thịt ra khỏi xương. Phần xương cho nước vừa ăn vào bắc lên bếp hầm từ 3-4 tiếng cho thật nhừ, sau đó vớt xương ra giã nhuyễn. Cho nước vừa hầm xương vào chỗ xương giã nhuyễn rồi lọc lấy phần nước ngọt của xương rồi bỏ bã xương đi bắc lên bếp nêm nếm gia vị 1 chút mắm 1 chút muối 1 chút nước hàng rồi đun lom rom lửa nhỏ đến lúc dùng.
phần thịt lươn ta nêm mắm, muối, nước hàng 1 ít rau gia vị như lá lốt, mùi tàu, rau răm, ớt, để 30p-1 tiếng cho ngấm rồi bắc lên chảo đế dày rim trên bếp lửa nhỏ. Lưu ý khi rim phải để ý ko nên cho đũa vào đảo sẽ nát thịt lươn. rim tầm 15-20p khi thấy mặt lươn se lại chúng ta cho thêm 1 chút dầu ăn rồi rim tiếp đến khi lươn chín hẳn là được.
Sau đó, bắp chuối đem thái ngâm nước sạch cho bớt chát rồi vớt ra để ráo nước trộn cùng tía tô, kinh giới, rau ngổ để ăn kèm . Miến trụng ngước cho mềm trình bày vào bát cho rau răm, mùi tàu, hành, lá lốt gắp lươn lên trên cho 1 chút hạt tiêu rồi chan nước dùng vào ăn nóng.
8.3 Ăn miến lươn Ninh Bình ở đâu ngon?
Miến lươn Dũng Hương (chủ quán là con bà Phấn) ở đường Trần Hưng Đạo; nằm đối diện đường rẽ vào động Thiên Hà. Quán ăn khá ngon, nếu gặp ngày đông quá thì chủ quán phục vụ hơi lâu.
Miến lươn Dũng Thanh: 999 đường Trần Hưng Đạo, chỗ Cầu Lim Ngã ba Trần Hưng Đạo – Vân Giang.
9 Ốc núi Ninh Bình
Ốc núi Ninh Bình
Chỉ những ai đến Ninh Bình mới biết đặc sản này, chúng là loại ốc hiếm sống trên các hốc đá thuộc dãy núi đá vôi ở Ninh bình.
9.1 Đặc điểm của đặc sản Ninh Bình này là:
Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt rất hấp dẫn, ăn không ngấy. Với những người sành ăn loại ốc núi này thì họ thường ăn cả ruột để cảm nhận trọn vẹn được vị mát lành, thú vị từ món đặc sản dân dã này.
Người ta cho rằng, thức ăn của loài ốc núi thường là những loại dược thảo mọc trên núi, vì vậy thịt ốc có chứa nhiều dưỡng chất và dược liệu quý giá.
9.2 Cách nấu món ốc núi Ninh Bình.
Ốc ngâm nước có ớt cho nhả sạch hết bùn đất và nhớt. Xát rửa ốc cho sạch. Sau đó đun nóng dầu ăn, cho ít gừng, ớt và sả vào phi thơm. Tiếp theo cho ốc vào đảo nhanh tay, nêm các loại gia vị nước mắm, đường, ớt, bột ngọt, nêm nếm cho vừa ăn. Cho lửa to xào ốc gần chín thì cho nốt chỗ gừng, sả bào vào. Ốc chín tắt bếp và cho ra đĩa, ăn nóng.
Tổng kết.
Xét về góc độ kinh tế thì Ninh Bình vẫn chưa thể sánh bằng với những thành phố lớn khác. Tuy nhiên nói về góc độ du lịch và đặc sản thì Ninh Bình lại có vẻ trội hơn nhờ sự dân dã của nó.
Đặc sản Ninh Bình làm quà là một minh chứng cho điều đó. Nếu bạn đã đến Ninh Bình du lịch, thì đừng quên mua về cho người thân và bạn bè ít đặc sản Ninh Bình để làm quà nhé.
Với bài viết “ 13 loại đặc sản Ninh Bình làm quà hoặc ăn tại chỗ “Nếu các bạn thấy hay thì hãy chia sẽ bài viết này nhé. Và đừng quên tham gia tour Tràng An Bái Đính 1 ngày từ Hà Nội để thưởng thức những món ăn nói trên nhé.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực