Đến với thành Phố Buôn Ma Thuột, chúng ta không chỉ được tham quan và trải nghiệm những lễ hội đua voi, tham quan núi rừng , và vùng đất đỏ banzan màu mỡ..mà chúng ta sẽ có cơ hội nếm thử những món ăn dân giã vừa ngon vừa lạ chỉ có núi rừng Tây Nguyên. Đó chính là những món ăn đặc sản Buôn Mê Thuột – DakLak
Bạn Đang Xem: 12 đặc sản Buôn Mê Thuột – DakLak bạn có thể ăn hoặc mua làm quà.
12 đặc sản Buôn Mê Thuột – DakLak bạn đã ăn thử?
1.Món Bún Đỏ
1.1 Vì sao gọi là món bún đỏ.
Thật ra màu của sợi bún là màu đỏ nên mọi người gọi là màu đỏ. Nhìn qua mọi người có thể thấy, bún đỏ này khá giống với món bún bò của người Huế, một đặc sản khá nổi tiếng của miền trung. Thông thường một tô bún đỏ của người dân DakLak gồm trên mặt là gạch cua, trứng cút, tóp mỡ. Ngoài ra, thêm một ít mắm tôm màu hoa cà, ót xay và rau cần trụng nữa là hoàn hảo. Món ăn này sẽ hấp dẫn hơn khi bạn ăn tô bún đỏ này vào mùa lạnh.
Bún đỏ
1.2 Nguyên liệu để tạo nên tô bún đỏ.
Những nguyên liệu để tạo nên món ăn đặc sản này đó là: chả viên, trứng cút lộn và cua đồng, Xương ống heo,Thịt nạc xay, Tôm khô, Gạch tôm, Bún sợi to, Trứng vịt, Trứng cút, ….Sau khi có nguyên liệu rồi, với kinh nghiệm ẩm thực của mình thì những đầu bếp này cho ra một tô bún đỏ thơm ngon chuẩn vị Daklak.
Khi nhìn tô bún đỏ của người DakLak, chắc hẳn các bạn sẽ có chút ngỡ ngàng khi thấy khá giống với tô bún của người Sài Gòn. Nhưng thức ra khi ăn các bạn mới thấy có sự khác biệt như: bún đỏ của người dân DakLak khi ăn phải ăn kèm với rau cần nước và giá cùng với phụ gia như mỡ hành, tóp mỡ rán giòn và trứng luộc.
1.3 Ăn bún đỏ ở đâu và giá như thế nào?
Hiện nay bún đỏ được bán rất nhiều, nhưng chúng tôi xin đưa ra một số địa chỉ là:
Quán Thu: ở Góc Phan Đình Giót – Đường Lê Hồng Phong, Thành Phố Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk chuyên bán bún đỏ và bún rêu. Giá của một tô bún này khoảng 15.000đ – 15.000đ. Đối với đặc sản này, bạn không thể mua về làm quà được, nếu muốn bạn hãy thưởng thức ngay tại chỗ nếu muốn.
2. Món bánh canh cá dầm
2.1 Đặc điểm bánh canh cá dầm.
Mỗi tô bánh canh cá dầm thơm ngon bởi những khúc cá thu mềm mại, tươi ngon qua qua sơ chế thì nó không còn một cọng xương nào. Dù bạn có dầm nát miếng cá thu trong tô bánh canh thì tô bánh canh vẫn không hề bị tanh, mà trái lại nó lại còn thơm ngon và ngọt nước hơn rất nhiều.
Trong mỗi tô bánh canh của người dân daklak, ngoài cá thu dầm thì còn có thêm chả , bao tử cá, khúc giò hèo lớn, khiến món ăn càng lượng và không bao giờ ngán đối với người thưởng thức. Có một chút đặc biệt ở tô Món bánh canh cá dầm đó là không có chút màng mỡ, chỉ cho thêm vào cọng hành ngò xanh, và thêm một ít hạt tiêu….Như vậy là đủ hấp dẫn lắm rồi. Để ăn món bánh canh cá dầm này, người ta không dùng đũa mà dùng thìa to để múc từng miếng nước để cảm nhận vị ngọt của đặc sản này. Nếu đã đến DakLak du lịch, mà bỏ qua món ăn này thì hơi tiếc nha.
Bánh canh cá dầm
2.2 Ăn bánh canh cá dầm ở đâu và giá cả như thế nào?
Địa chỉ để ăn món bánh canh cá dầm này, các bạn có thể ghé qua đường Bà Triệu, Hai Bà Trưng hoặc Lê Thánh Tông – Tp. Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk. Hoặc qua Quáng Hương chuyên bán Bánh Canh Cá Dầm tại đường 757 Hai Bà Trưng, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Giá của mỗi tô bánh canh cá dầm khoảng 15.000đ – 22.000đ. Cũng giống như món bún đỏ, bánh canh cá dầm cũng không thể mua vê làm quà, mà bạn phải ăn ngay tại chỗ mới cảm nhận hương vị của nó.
3. Cà đắng
3.1 Nguồn gốc của Cà đắng
Nói đến những món ăn được xem là đặc sản của Tp. Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk. Không thể không nói đến món cà đắng, đây là một loại cà mọc nhiều ở trong rừng. Và được người Ê Đê sinh sống ở Đắk Lắk đem về trồng, qua thời gian nó đã biến thành một loại rau quả quen thuộc trong đời sống của người dân Đắk Lắk. Để trồng loại cà này, chỉ cần gieo hạt mầm sau 3 tháng sẽ cho ra những quả cà đắng nhỏ, tròn và sọc trắng xanh. Có một điều đặc biệt là cà đắng nằm trong top đặc sản của Đăk Nông lại có hình dáng khác xa với cà đắng ở Đắk Lắk. Để chứng minh đều đó, bạn có thể xem viết 12 món ăn được xem là đặc sản ở Đăk Nông để biết thêm nhé.
Cà Đắng
3.2 Những món ăn được chế biến từ cà đắng.
Là một nguyên liệu từ núi rừng, nên người daklak biết có thể tạo ra rất nhiều món ăn từ cà đắng này, có thể kể đến như: dùng cà để om, kho hay nướng với các loại thịt rừng như heo, nai, hay ếch…hoặc là cá khô.
Không những thế, đồng bào ở đây có truyền thống phơi khô và dự trữ thức ăn, nên cà đắng phơi khô cũng dùng nhiều trong các món ăn như cà đắng nấu xương đầu heo, nấm mèo và đậu đen. Ngoài những món này, người dân nơi đây cón chế biến món lương ếch cà đắng hết sức ngon và kỳ lạ.
Nhiều du khách đến Đắk Lắk du lịch thường rất ấn tượng với món ăn dân dã mà đặc biệt này. Mùi vị của cà đắng cùng vị cay xé lưỡi của ớt, sự đậm đà, thơm lừng của lá é và củ nén tạo nên hương hấp dẫn khiến người thưởng thức thổn thức nhớ mãi không quên. Đối với đặc sản này, thì bạn khó lòng mua về làm quà, mà bạn hãy ăn ngay tại quán để cảm nhận vị ngon từ nó. Nếu mua về làm quà nhiều khả năng sẽ bị hỏng. Nhớ nhé.
4.Đọt mây
4.1 Giới thiệu về đọt mây.
Đều là đặc sản của Buôn Ma Thuột có vị đắng đặc trưng, nhưng đọt mây lại được xem là món ăn để đãi khách quý tại vùng đất núi rừng này. Những đọt mây này mọc khắp lối trong rừng, được người dân đi vào tận sâu trong rừng mới kiếm về được. Khi kiếm người ta chỉ kiếm những đọt mây mập mạp, dài khoảng ba bốn gang tay để đem về chế biến.
Đọt mây
4.2 Đọt mây chế biến như thế nào?
Đọt mây sẽ ngon hơn rất nhiều khi chọn được những cây, mập mạp rồi tước vỏ và gai cứng bên ngoài. Từ những khúc mây trắng có vị đắng và ngọt xen lẫn, người dân chế biến thành những món ăn vô cùng đơn giản nhưng có vị lạ đến lạ thường. Chỉ ăn một lần là khiến nhiều người phải ghiền.
Có nhiều món ăn được chế biến từ đọt mây, cụ thể như đọt mây nướng dưới than củi hống có vị thơm mùi nướng , vị bùi mà không dai. Đốt mây nướng sẽ ngon hơn rất nhiều nếu như chấm nó với muối hột dã mụn kết hợp với ớt cay và nước chanh thì ngon tuyệt cú mèo.
Tuy nhiên, đọt mây sẽ khó ăn trong giai đoạn đầu vì vị đầu tiên khi ăn nó là vị đắng, nhưng khi cố gắng nhai nó thêm một đoạn nữa thì sẽ cảm nhận được vị ngọt, và hương thơm cứ bao quanh đầu lưỡi.
Xem Thêm : Xôi xéo Hà Nội tại Đà Lạt – món ngon được ấp ủ từ người con Thủ Đô
Với hương vị đắng của đọt mây, nhưng người dân ở đây vẫn có thể ăn được hàng ngày, qua đó ta có thể thấy được nét văn hóa cũng như cuộc sống của những con người ở vùng cao Tây Nguyên. Đối với đặc sản này, nếu bạn nắm lòng cách chế biến rồi thì bạn có thể mua về làm quà cho người thân, rồi hướng dẫn cho họ cách chế biến.
5.Măng le
Măng le là một bộ phận được mọc từ cây le. Là giống cây thuộc họ tre nứa, có thân dẻo mà mọc phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên. Cứ nơi nào có đất là nơi đó lại có Cây le mọc lên. Cây le giờ đây là như là điển hình của người dân Tây Nguyên, đứng lên từ những khó khăn của quá khứ.
Măng Le
5.1 Một số món ăn từ măng le:
5.1.1 Món gỏi măng trộn.
Để chế biến được món này, người ta phải lấy măng tươi luộc chín cho hết mùi hăng rồi thái thành sợi mỏng. Tiếp tục cho sợi măng le vào luộc lần 2 nêm ít muối cho nhả hết chất đắng, sau đó vớt măng, xả lạnh rồi cho vắt ráo nước, sau đó để riêng.
Sau khi chuẩn bị măng rồi, bây giờ chuẩn bị thêm thịt ba chỉ thái nhỏ, tôm tươi hay tép khô cho vào nồi rồi xào cho thấm đồ màu với nhau. Sau đó cho sợ măng đã ráo nước rồi trộn đều với nguyên liệu trên để thấm đồ màu với nhau, sau đó tắt bếp.
Tiếp theo cho thêm ít mè, ngò…trộn đều sau đó múc ra dĩa. Để đẹp mắt chúng ta xếp tôm và thịt lên trên và cho ít mè để dĩa gỏi măng thêm đẹp.
5.1.2 Măng le luộc:
5.1.3 Măng le nấu chua, kho thịt, hầm xương:
Măng là một trong những món ăn khá quen thuộc của tất cả người dân Việt Nam. Tuy nhiên măng le thì chỉ có ở DakLak thôi, chính vì thế nó mới được gọi là đặc sản. Đem măng le nấu chua, kho thịt, và hầm xương thì ngon không gì bằng. Điển hình như giò heo ninh măng khô, vị xào măng tươi, hay bún vịt xáo măng mà chúng ta hay ăn chẳng hạn. Ngoài ra, với khả năng khử tanh hiệu quả nên măng le được sử dụng trong các món thịt vịt, hay cò..
6.Rau dầm tang
Trái ngược với cà đắng hay đọt mây, rau dầm tang lại có hương vị ngọt bùi. Rau dầm tang này chỉ xuất hiện khi có trời mưa. Thân của rau dầm tang rất dễ bị gãy, còn lá thì khác với những ngọn lá bình thường không được mượt mà cho lắm. Lá của rau hơi xoắn, nhưng bù lại vị của rau ngọt bùi đến khó tả.
Rau dầm tang
Để ăn rau dầm tang, người nấu phải nấu rau cho nhừ lên cùng với một số loại thực phẩm như măng le, củ mài và nấm. Khi ăn rau dầm tang thì có vị bùi ở đầu lưỡi, sau đó vị ngọt bắt đầu thầm xuống cổ họng. Đúng là món ăn kỳ lạ phải không nào? Những món ăn kỳ lạ và đậm chất núi rừng này chỉ có trên vùng đất đỏ bazan này thôi. Nếu như bạn đã có cơ hội đến đây và có cơ hội thưởng thức thì phải thưởng thức ngay nhé, vì đó là đặc sản Buôn Mê Thuột đấy. Còn không, bạn có thể mua rau về nhà để tự chế biến, hoặc biểu cho người thân cũng được sau đó hướng dẫn cho họ chế biến.
7.Lẩu rau rừng
Nghe đến món lẩu thì nhiều người sành ăn nghỉ ngay đến những món lẩu thường ngày trên bàn nhậu. lẩu rau rừng này cũng như món canh thôi, nhưng nó được làm từ hơn 10 loại lá hái từu rừng về.
Lẩu rau rừng
Món ăn này có nguồn gốc khi người dân Ê Đê có cuộc sống khó khăn, để có thức ăn nên họ mới nghĩ ra cách này. Qua thời gian, món ăn đã trở thành món đặc sản của vùng đất núi rừng Tây Nguyên.
Và khi khách du lịch đến đây du lịch, sau khi ăn thử mới biết được món này ngon như thế nào. Qua thời gian nó đã trở thành món đặc sản Buôn Mê Thuột và lôi kéo rất nhiều khách du lịch khi đến đây thưởng thức.
Giờ đây, món ăn này không còn nằm trong mỗi bữa ăn của mỗi gia đình ở DakLak nữa, mà nó đã được đưa vào trong những nhà hàng trên khắp thành phố Buôn Mê Thuột rồi. Nếu bạn muốn thấy được sự khác biệt của món canh này với món canh tại gia đình, thì bạn có thể ăn ngay tại Đắk Nông nhé. Đặc sản này chỉ có thể ăn tại chô, không đem về nhà làm quà được đâu.
8.Lẩu cá lăng
Thêm một đặc sản Buôn Mê Thuột nữa mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là lẩu cá lăng. Cá lăng nổi tiếng thơm ngon và thịt răn chắt nên có thể chế biến được nhiều loại món ăn khác nhau. Lẩu cá lăng muốn ngon phải ăn tại chỗ, không thể đem về nhà như những đặc sản khô khác.
Lẩu cá lăng
8.1 Nguyên liệu để làm lẩu cá lăng.
Để làm món lẩu cá lăng này, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu như: cá lăng, măng chua, nước lèo , hành tím, nghệ tươi, cà chua, ớt sừng, quả chanh, và một số gia vị như Bột ngọt, bột nêm, nước mắm, ngò gai, rau ngổ…
8.2 Cách chế biến lẩu cá lăng.
– Trước hết, cá cần làm sạch và cắt khúc, hành tím, cà chua bằm nhuyễn, cong nghệ đập dập ra, chanh thì cắt đôi vắt lấy nước..
– Tiếp theo bắt chảo cho nóng, rồi cho dầu vào cho nóng sau đó phi hành cho thơm, tiếp đó cho những nguyên liệu còn lại vào.
– Cuối cùng cho nước lèo vào nấu sôi khoảng 4 – 5phút cho cá chín, vớt bọt nổi trên nồi ra, sau đó tắt lửa, châm nước cốt chanh, rau om, ngò gai, ớt.
8.3 Một số món ăn từ cá lăng.
Xem Thêm : Ôm cua hết đường Trường Sa, phát hiện quán bình dân chuyên món Nhum & cá trích siêu mê
Lẩu Cá Lăng Nam Bộ, Cá lăng kho tộ, Cá Lăng kho tiêu, Cá lăng nướng sốt riềng mẻ, Cá lăng nướng riềng tiêu xanh, Cá lăng nướng muối ớt, Cá Lăng Kho Gừng Sả, Lẩu cá lăng chua ngọt cho ngày cuối , Lẩu cá lăng,……
9. Cá bống thác kho riềng
Nói đến cá bống thì chúng ta chỉ nghỉ đến những vùng sông nước mới có. Nhưng trên thực tế, cá bống ở Tây Nguyên sống ở những dòng thác đổ nên nó rất hiếm. Chính vì thế, món Cá bống thác kho riềng là đặc sản Buôn Mê Thuột không phải ai cũng có thể ăn được.
Cá bống thác kho riềng
9.1 Nguyên liệu chuẩn bị cá kho riềng.
– Cá bống thác tươi, ít riềng giã nhỏ, chảo, dầu ăn, và một số gia vị như Muối, hành, ớt, tiêu, đường, bột ngọt…
9.2 Cách chế biền món cá bống thác kho riềng của người dân Daklak.
– Sau khi bắt những con cá bống ở thác lên, người chế biến sẽ làm sạch nhớt rồi bỏ thêm chút muối cho thịt cá săn lại.
– Tiếp theo, người dân sẽ đào một ít riềng rồi giã nhỏ.
– Bắc một chiếc chảo lên lò cho nóng , cho chút dầu ăn rồi cho cá bống thác vào chiên vàng đều 2 mặt cá.
– Sau đó, trút riềng đã giã nhỏ sẵn cho vào chảo, đợi cho sôi dầu lại bạn mới thả gia vị gồm có đường, tiêu, bột ngọt, hành và ớt theo lượng tùy theo khẩu vị. Chiên thêm một chút nữa là bạn đã hoàn thành món cá bống thác kho riềng thơm ngào ngạt rồi. Nếu bạn đã đến Buôn Mê Thuột du lịch, thì phải ăn món này ngay nhé, vì nó không thể đem về làm quà được đâu.
10. Bò nhúng me
Nghe đến món này thôi cũng kích thích vị giác rồi. Món ăn này chủ yếu là những món thịt bò thái mỏng được nhúng trong sốt me chua ngọt. Khi ăn du khách có thể sử dụng thêm bánh mì nữa, đây là món ăn rất khó ngán vì có vị chua của sốt me và thơm của tỏi và vị mềm của thịt bò.
Bò nhúng me
10.1 Nguyên liệu của món bò nhúng me
Thịt bò, củ hành tây, me, củ kiệu muối chua, củ tỏi, Hành phi, lạc rang, rau răm, mùi tàu, Bánh mì, Rau rừng….và một số gia vị như xì dầu, bột ngọt, đường, tiêu, dầu mè, dầu ăn, mắm.
10.2 Ăn món bò nhúng me ở đâu?
Nếu bạn đã đến Buôn Me Thuột rồi thì tạm ghé quán Cà Te Quán tại 158 Lê Thánh Tông cũng được. Quán này nổi tiếng với món bò nhúng me nên các bạn có thể thưởng thức ở đây. Cũng giống như món lẩu cá lăng, hay cá bống thác kho riêng, món bò nhúng me cũng ăn tại quán mới đảm bảo hương vị đặc sản núi rừng, chứ đem về nhà xa xôi thì hết ngon.
11. Gà nướng Bản Đôn
Gà nướng bản đôn là một trong những món ăn ngon nức tiếng của đặc sản vùng đất Tây Nguyên này. Nếu du khách đến đây du lịch, chưa từng nêm thử qua thì hơi phí chuyến đi. Bởi vì để có món gà nướng này, người dân Bản Đôn phải nhọc công nuôi gà, rồi chọn ra những con gà mập mạp, chắc thịt để làm món. Gà ở vùng đất Daklak nói chung và Bản Đôn nói riêng rất chất lượng, bởi nó được nuôi thả vườn. Thức ăn của chúng là côn trùng và lá cỏ non và lúa rẫy nên thịt rất ngon. Đặc biệt hơn nữa là ăn món gà nướng Bản Đôn phải nóng, chứ ăn nguội lạnh là hết ngon. Nên lời khuyên đó là không nên đem về nhà nhé.
Gà nướng bản đôn
Để nướng gà, người dân Bản Đôn phải chọn gà lớn, rồi làm sach sẽ. Sau khi làm xong, gà để nguyên con hoặc đè xuống rồi quét đồ màu như muối, ớt, nước sả và thêm ít mật ong nữa là ngon. Sau đó dùng kẹp để kẹp lại rồi nướng, thấy gà chín chín rồi đem xuống cắt nhỏ hoặc xé từng miếng để chấm muối ớt chanh là ngon mê ly luôn. Nếu các bạn đã đến Bản Đôn rồi thì khoan về, cố gắng nán lại ăn món đặc sản của vùng đất Tây Nguyên này rồi về.
12. Thịt nai
12.1 Giới thiệu về thịt nai
Daklak là vùng đất Tây Nguyên, nên có rất nhiều đặc sản từ những động vật rừng như: Trâu, gà, bò hay nai…Chính vì thế, ngoài thịt gà ở Bản Đôn ra, núi rừng Tây Nguyên còn có thêm món thịt nai nữa. Thịt nai ở đây khác thịt bò ở chỗ có mỡ màu trắng ngà, mềm hơn thịt bê non.
Thịt nai
12.2 Những món ăn làm từ thịt nai
Thịt nai có thể chế biến rất nhiều món như: nai xào lăn, nai nhúng, giấm, nai lúc lắc, nai nướng, sườn nai rán, cháo bao tử nai và cuối cùng đó là món nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò mà chúng ta vẫn hay ăn. Tuy nhiên, món thịt nai ngon nhất là nai nhúng giấm và nai khô là những món tiêu biểu nhất. Nếu bạn mua mua về nhà để làm quà thì có thể mua nhé, vì là đặc sản khô nên không sợ bị hư hỏng nhé.
Tổng kết
Thông qua bài viết này, chúng tôi xin điểm qua một số đặc sản ở TP Buôn Mê Thuột – Đắc Lắc chia làm 2 loại
Đó là đặc sản mang về làm quà: thịt nai khô, đọt mây, rau dầm tang, và măng le, lẩu rau rừng
Và đặc sản là những món ngon ăn tại chỗ như: cá bống thác kho riềng, gà nướng Bản Đôn, bò nhúng me, lẩu cá lăng, bánh canh cá dầm, bún đỏ, hoặc cà đắng.
Chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về những món ăn. Để các bạn có những sự lựa chọn phù hợp khi đến Buôn Mê Thuột du lịch. Nếu các bạn thấy hay, hãy chia sẽ cho những người khác nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: https://cachnauan.net/10-mon-an-dac-san-noi-tieng-cua-dac-lac
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực